Trước sự thay đổi không ngừng của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ để phù hợp với tình hình chung. Tuỳ vào mỗi giai đoạn, Việt nam đã có lựa chọn phát triển thành phần kinh tế phù hợp. Chúng không hoạt động một cách riêng lẻ mà có mối liên hệ tác động chặt chẽ với nhau. Vậy nước ta có bao nhiều thành phần kinh tế? Các thành phần kinh tế hiện nay ở nước ta bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu ngay!
Thành phần kinh tế là gì?
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Do đó, các thành phần kinh tế sẽ tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định. Có thể căn cứ vào quan hệ sản xuất để từng thành phần kinh tế cụ thể.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại đã không còn sử dụng thuật ngữ thành phần kinh tế. Thay vào đó người ta dùng thuật ngữ là “khu vực kinh tế”. Thực chất, thuật ngữ này cũng được xác định dựa trên vốn, chủ sở hữu tài sản là ai. Nếu tài sản thuộc về Nhà nước thì gọi là khu vực kinh tế nhà nước, tài sản thuộc về tư nhân thì gọi là khu vực kinh tế tư nhân.
Trong nền kinh tế, các thành phần kinh tế không tồn tại đôc lập mà có mối liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Các thành phần tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất.
Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
Dựa vào nguyên lý chung và điều kiện kinh tế tại Việt Nam thì nước ta có 4 thành phần kinh tế chính:
- Thành phần kinh tế Nhà nước: Thành phần này thường tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm của cả nước cũng như địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng và an ninh.
- Thành phần kinh tế tư nhân: Đây là thành phần vô cùng quan trọng bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần. Nhà nước luôn có các chính sách khuyến khích thành phần này phát triển ở hầu hết mọi lĩnh vực, mọi ngành và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
- Thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã: Về bản chất, thành phần kinh tế tập thể hình thành dựa trên việc hợp tác đôi bên cùng có lợi và áp dụng các phương thức quản lý, vận hành, sản xuất. Đối với thành phần kinh tế này, Nhà nước cũng luôn có các cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, nhân lực, kỹ thuật và thị trường.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài: Thành phần kinh tế có yếu tố nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Bởi nó tham gia đóng vai trò là cầu nối chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xem thêm:
Vai trò của các thành phần kinh tế hiện nay
Trong số 4 thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay thì thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đảm bảo cho các thành phần kinh tế khác được bảo vệ minh bạch, bình đẳng theo pháp luật.
Khi nhắc đến vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tức là nói đến tầm quan trọng của thành phần kinh tế đó đối với một chế độ xã hội. Thành phần kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hoá của lực lượng sản xuất.
Việc khẳng định vai trò chủ chốt của kinh tế nhà nước là điều cần thiết để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở cả 3 khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước cần phải được xây dựng và phát triển một cách có chọn lọc. Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng.
Các thành phần kinh tế khác đóng góp rất nhiều vào ngân sách của khu vực kinh tế nhà nước, đồng thời thúc đẩy sự cải cách và phát triển chung. Tuy nhiên, thành phần kinh tế ngoài nhà nước cần được điều hành bởi Nhà nước để đảm bảo lợi ích quốc gia và dân tốc.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ của Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á (SACT) về các thành phần kinh tế hiện nay tại Việt Nam. Kinh tế Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có nhiều sự đột phá vượt bậc, từ phát triển cơ cấu lại nền kinh tế đến thành phần kinh tế. Điều này góp phần đưa Việt Nam vươn mình hội nhập và sánh vai với nền kinh tế của thế giới.