Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan chỉ riêng trong tháng 3 năm 2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đã đạt mức 58,49 tỷ USD, con số này tăng 18,6% so với các tháng trước đó. Cán cân xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố đánh giá được tình hình kinh tế, xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vậy cụ thể cán cân xuất nhập khẩu là gì? Hãy cùng hàng hoá phái sinh SACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cán cân xuất nhập khẩu là gì?
Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là bảng đối chiếu giữa hai thành phần đó là tổng giá trị xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với tổng giá trị nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) trong một quốc gia và ở một giai đoạn nhất định.
Vậy xuất siêu là gì? Nhập siêu là gì? Có hai trường hợp xảy ra bao gồm:
- Xuất siêu (trade surplus): Là tình trạng cân cân xuất nhập khẩu của một quốc gia khi giá trị tổng xuất khẩu của nó vượt qua giá trị tổng nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Khi có xuất siêu, quốc gia đó xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu, và có thể thu được lợi nhuận và sự phát triển kinh tế.
- Nhập siêu (trade deficit): Là tình trạng cân cân xuất nhập khẩu của một quốc gia khi giá trị tổng nhập khẩu của nó vượt qua giá trị tổng xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Khi có nhập siêu, quốc gia đó nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu, và có thể gây ra các vấn đề về tài chính và thương mại cho quốc gia đó.
Liệu quốc gia chỉ có nhập siêu có phải là điều xấu?
Không phải lúc nào nhập siêu cũng là điều không tốt. Tuy nhiên cán cân xuất nhập khẩu cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức độ phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu dùng, cơ cấu sản xuất, độ tuổi dân số,…
Một số quốc gia có thể có nhập siêu do cần phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất hoặc tiêu dùng. Trong trường hợp này, nhập siêu không phải là điều xấu mà nó là một phần của quá trình phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, nếu một quốc gia có nhập siêu quá lớn và kéo dài trong nhiều năm, điều này có thể gây ra những vấn đề về tài chính và thương mại. Quốc gia có thể phải tiêu tốn nhiều tiền để trả lãi suất cho khoản nợ nước ngoài, nâng cao lạm phát và giảm mức độ cạnh tranh của các sản phẩm nội địa.
Do đó, việc có nhập siêu hay không còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và chính sách của mỗi quốc gia.
Cách tính cán cân xuất nhập khẩu là gì?
Cân cân xuất nhập khẩu = Giá trị tổng xuất khẩu – Giá trị tổng nhập khẩu
Trong đó:
- Giá trị tổng xuất khẩu và giá trị tổng nhập khẩu được tính bằng giá trị tiền tệ của quốc gia đó, thường là USD.
- Giá trị nhập khẩu là những hàng hoá, dịch vụ được nhập về từ nước ngoài kinh doanh, buôn bán cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Cán cân xuất nhập khẩu (CCXNK) sẽ phản ánh hai thái cực mà nhà đầu tư cần biết:
- Nếu giá trị CCXNK lớn hơn 0 thì sẽ là thặng dư
- Nếu giá trị CCXNK nhỏ hơn 0 thì sẽ là thâm hụt
- Nếu nền kinh tế đạt hiệu quả cao thì CCXNK sẽ cho ra giá trị bằng với mức 0
Thông qua cán cân xuất nhập khẩu ta có thể đánh giá được cơ cấu xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Cơ cấu xuất nhập khẩu thực sự là tổng thể các bộ phận giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các vùng, các quốc gia, phản ánh kết quả của quá trình lao động và sáng tạo giá trị của nền kinh tế. Cơ cấu xuất nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình hình kinh tế – xã hội, cơ cấu sản xuất, chính sách kinh tế, thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, và có thể thay đổi theo thời gian.
Dựa trên cán cân xuất nhập khẩu, ta có thể đánh giá cơ cấu xuất nhập khẩu của một quốc gia bằng cách phân tích các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu, ngành nghề, đối tác thương mại, và so sánh với các quốc gia khác trong khu vực hoặc trên toàn thế giới. Điều này giúp ta hiểu hơn về lợi thế và khó khăn của quốc gia đó trong thương mại quốc tế, từ đó đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu, giảm thiểu thâm hụt thương mại và nâng cao cơ cấu xuất khẩu của quốc gia đó.
Đặc điểm cơ cấu của cán cân xuất nhập khẩu là gì?
- Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn mang tính khách quan
- Cơ cấu xuất nhập khẩu được thể hiện thông qua số lượng và chất lượng và phân bố theo ngành, đối tác thương mại.
- Cơ cấu xuất nhập khẩu phải có tính hướng dẫn và phát triển, và phải đảm bảo tính hiệu quả cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
- Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn luôn có tính định trước và tính hướng dịch.
- Cơ cấu xuất nhập khẩu có tính lịch sử, bắt đầu từ một cơ sở cơ cấu nào đó, kế thừa và phát triển. Nó luôn ở trạng thái phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Yếu tố tác động lên cán cân xuất nhập khẩu là gì?
Yếu tố tác động lên cán cân xuất nhập khẩu là gì? Cán cân xuất nhập khẩu sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên có 3 yếu tố điển hình sau đây tác động lên cán cân xuất nhập khẩu:
- Yếu tố xuất khẩu: Việc xuất khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu thị trường của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Khi nhu cầu của các thị trường này thay đổi, cân cầu hàng hóa cũng sẽ thay đổi theo. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến lượng hàng hóa được xuất khẩu và giá cả của chúng. Các biện pháp bảo vệ thương mại của các quốc gia cũng có thể tác động đến lượng hàng hóa được xuất khẩu.
- Yếu tố nhập khẩu: Tình hình nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Khi sản lượng và chất lượng sản phẩm trong nước không đáp ứng được nhu cầu, quốc gia sẽ phải nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, giá cả của các hàng hóa nhập khẩu cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỉ giá hối đoái, giá cả sản xuất và vận chuyển, các biện pháp bảo vệ thương mại của các quốc gia khác.
- Yếu tố tỉ giá hối đoái: Tỉ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác. Tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa và dịch vụ, và do đó ảnh hưởng đến cả xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Khi đồng tiền trong nước giảm giá trị so với đồng tiền quốc tế, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó sẽ trở nên rẻ hơn, tăng cơ hội xuất khẩu. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước tăng giá trị, hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn, ảnh hưởng đến cân cầu hàng hóa.
Thành phần kinh tế của một quốc gia cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân xuất nhập khẩu của nó. Các ngành kinh tế xuất khẩu chủ đạo của một quốc gia sẽ góp phần quan trọng trong tạo ra thặng dư thương mại, trong khi các ngành kinh tế nhập khẩu quan trọng sẽ làm giảm thặng dư thương mại hoặc tăng thâm hụt thương mại.
Những tác động tích cực mang lại từ cán cân xuất nhập khẩu là gì?
Những tác động tích cực mang lại từ cán cân xuất nhập khẩu là gì? Cán cân xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia, và việc duy trì một cán cân xuất nhập khẩu cân bằng là rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia.
Đối với xuất khẩu, cán cân xuất nhập khẩu dương cho thấy rằng quốc gia đó sản xuất nhiều hàng hóa hơn là nhu cầu tiêu thụ nội địa, và do đó phải xuất khẩu để bù đắp cho nhu cầu tiêu thụ không đủ. Việc tăng cường xuất khẩu có thể giúp nâng cao năng suất lao động, tăng doanh số bán hàng, tăng thu nhập cho các doanh nghiệp và người lao động, và hỗ trợ phát triển kinh tế nói chung.
Đối với nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu âm cho thấy rằng quốc gia đó tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn là sản xuất, và do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Việc nhập khẩu có thể giúp phát triển ngành công nghiệp trong nước, cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho các công ty địa phương phát triển, và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tình hình của cán cân xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Tình hình cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có nhiều cải thiện trong những năm gần đây. Theo bộ công thương cho biết xuất khẩu năm 2022 tại Việt Nam đạt khoảng 371,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với 2021. Đây là lần đầu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam vượt mốc 700 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam bao gồm điện tử, điện thoại, máy tính và các sản phẩm liên quan, sản phẩm dệt may, giày dép, sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, đá quý và kim cương.
Đối với kim ngạch nhập khẩu 360,5 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2021, kiểm soát tốt các mặt hàng hạn chế nhập khẩu.
Nhờ đó, cán cân thương mại thặng dư năm thứ 7 liên tiếp, với giá trị gần 11 tỷ USD, góp phần ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối…
Xem thêm:
- Công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào và ngành nào nổi bật nhất?
- Chuyển tiền USD vào tài khoản VND thông qua ngân hàng được không?
Kết luận,
Để có thể theo dõi sức khoẻ nền kinh tế của một quốc gia thì cán cân thương mại là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về cán cân thương mại là gì? Rất mong bài viết trên đây hữu ích với nhà đầu tư.
Đừng quên theo dõi Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (SACT) để thường xuyên cập nhật các tin tức mới nhất về thì trường tài chính nhất là thị trường đầu tư hàng hoá phái sinh!