Logo SACT

Kiến thức về đầu tư nhôm mà nhà đầu tư không thể bỏ lỡ


Đầu tư nhôm là sự lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư khi muốn tìm kiếm lợi nhuận khi tham gia thị trường. Trước sự biến động về giá cả, lãi suất và thị trường thì đây vẫn là kênh đầu tư hàng đầu hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay kiến thức đầu tư nhôm qua bài chia sẻ dưới đây!

Nội dung chính

Nhôm là gì?

Nhôm là gì?
Nhôm là gì?

Nhôm là kim loại có màu sắc trắng ánh bạc, mềm và nhẹ. Nhôm có độ phản chiếu tương đối cao cũng như tính dẫn nhiệt và dẫn điện lớn. Kim loại nhôm không độc, có tính chống mài mòn và là kim loại có nhiều thành phần nhất.

Do hoạt động hóa học của nó, nhôm không bao giờ xuất hiện ở dạng kim loại trong tự nhiên, nhưng các hợp chất của nó có mặt ở mức độ nhiều hơn hoặc ít hơn trong hầu hết các loại đá, thảm thực vật và động vật.

Nhôm được thêm một lượng nhỏ vào một số kim loại nhất định để cải thiện tính chất của chúng cho các mục đích sử dụng cụ thể. Kim loại và các hợp kim của nó được sử dụng rộng rãi cho chế tạo máy bay, vật liệu xây dựng, đồ dùng bền (tủ lạnh, máy điều hòa không khí, dụng cụ nấu ăn), dây dẫn điện, hóa chất và thiết bị chế biến thực phẩm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhôm

Sức mạnh đồng USD

Các sản phẩm hàng hoá đều được giao dịch bằng đồng USD và đầu tư nhôm cũng vậy. Do đó, độ mạnh của đồng USD có sức ảnh hưởng lớn đối với giá nhôm. Điều này khiến cho giá Nhôm tăng hay giảm đều phụ thuộc vào sự biến động của giá đồng USD.

Nguồn cung từ các nước khai thác lớn

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhôm
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhôm

Trung Quốc là một trong các quốc gia sản xuất nhôm sơ cấp lớn nhất toàn cầu (khoảng 60 triệu tấn/năm). Hằng năm, nguồn cung nhôm toàn cầu đến từ Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng cung. Do đó, kết quả sản xuất của Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đối với giá nhôm.

Có thể thấy, giá của nhiều mặt hàng công nghiệp tăng cao hơn trong gần hai thập kỉ qua chính là nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của GDP Trung Quốc. Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc đang có sự yêu cầu ngày càng cao đối với nhôm trong lĩnh vực đóng gói. Những lĩnh vực khác như bất động sản, giao thông vận tải và điện tử đều có nhu cầu cao về nhóm. Từ đó, góp phần thúc đẩy nhôm tăng trưởng cao.

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất tác động đáng kể đến giá của kim loại nhôm. Bốn quy trình tạo hình nhôm phổ biến nhất là đùn, đúc, cán và rèn. Mỗi loại cần sử dụng kỹ thuật khác nhau và mang các đặc tính nhôm riêng. Để sản xuất nhôm thì cần sử dụng một lượng lớn năng lượng trong quá trình nấu chảy.

Bên cạnh đó, các thay đổi về giá dầu hoặc điện cũng ảnh hưởng đến giá của nhôm. Trong trường hợp nhôm tái chế, giá kim loại phế liệu cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành phẩm.

Nhu cầu từ các nước phát triển

Trong các ngành công nghiệp, thị trường xây dựng có nhu cầu sử dụng nhôm khá lớn. Ở một số nước đang phát triển, vật liệu xây dựng bằng nhôm chiếm khoảng 30%. Một số ngành sử dụng nhôm như ngành xây dựng, giải pháp giao thông vận tải, ngành gia dụng,…

Ngoài ra, không thể không nhắc đến ngành công nghệ ô tô và hàng không vũ trụ ở các nước đang phát triển vì đây cũng là những thị trường quan trọng nhất của Nhôm.

Các yếu tố khác

batch tinh chat cua hop kim nhom
Tại sao nên đầu tư nhôm trong thị trường giao dịch hàng hoá?

Ngày nay, có rất nhiều vật liệu đang tìm cách thay thế kim loại nhôm trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành xây dựng. Sự thay thế này đã gây ra cuộc cạnh tranh khá khốc liệt trên thị trường. Một trong số vật liệu thay thế nhôm phổ biếm là composite với tính chất nhẹ hơn.

Khi vật liệu composite có thể tạo ra nhiều sự tiến bộ về công nghệ, ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực và phù hợp với nhiều mô hình sẽ khiến nhu cầu về Nhôm bị giảm sút đáng kể.

Tại sao nên đầu tư nhôm trong thị trường giao dịch hàng hoá?

Bên cạnh các kim loại như bạc, kẽm, đồng thì đầu tư nhôm là một sự lựa chọn giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận thuận lợi trong tình hình lãi suất tăng cao để kìm chế lạm phát.

  • Đối với đối tượng sản xuất và kinh doanh

– Giảm thiểu rủi ro trong điều kiện bất ổn về giá cả

– Đảm bảo hơn về đầu ra cho Nhôm

  • Đối với nhà đầu tư

– Tuỳ ý lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư nhôm, nhà đầu tư không cần bỏ ra số vốn quá nhiều so với các kênh đầu tư khác.

– Nhà đầu tư có thể đa dạng danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro

Kết luận

Đầu tư nhôm đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường giao dịch hàng hoá. Có rất nhiều kênh giao dịch hiện nay nhưng để tìm được kênh đầu tư uy tín thì cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong đó, Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á là một thành viên trong cơ sở giao dịch được Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV). Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp nhà đầu tư có thêm kiến thức tham gia thị trường giao dịch hàng hoá!

Viết một bình luận

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com