Mặt hàng coffee Robusta được đánh giá là một sản phẩm tiềm năng trên thị trường giao dịch hàng hoá Việt Nam. Nhu cầu sử dụng trên thế giới ngày một tăng mạnh, đặc biệt là thị trường mới nổi. Vậy cà phê Robusta là gì? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về mặt hàng này. Cùng tìm hiểu ngay!
Nội dung chính
Giới thiệu về cà phê Robusta

Cà phê Robusta là gì?
Tại thị trường Việt Nam, Robusta là loại cà phê được ưa chuộng nhất bởi vị đắng đặc trưng. Sau khi uống xong, người cảm thấy sảng khoái và phấn chấn tính thần nhờ vào lượng cafein có trong Robusta cao hơn hạt cà phê Arabica.
Đối với sản lượng cà phê trên thế giới, cafe Robusta chiếm khoảng 30 – 40% thị phần. Loài cây này được trồng nhiều ở Đông Nam Á, Tây và Trung Phi cũng như các vùng Nam Mỹ. Người nông dân có thể thu hoạch hạt cà phê sau 3 – 4 năm tuổi. Loại cây này cho hạt trong khoảng 20 -30 năm.
Nhu cầu sử dụng
So với hạt cafe Arabica thì hạt cà phê Robusta được định giá thấp hơn. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng của loại cà phê này đang trở nên tăng mạnh tại tất cả các thị trường. Giá hạt cà phê Robusta đã tăng 13% trong năm qua do nhu cầu sử dụng tăng, đặc biệt là Nga và Brazil.
Nhu cầu sử dụng cà phê Robusta tại châu Á đang điều khiển nhu cầu tăng trưởng của thế giới. Tại Châu Âu, cafe Robusta có mức tiêu dùng trung bình trên đầu người lớn nhất trên thế giới, khoảng 5kg/người/nam. Tại Ba Lan, tăng trưởng tiêu dùng cà phê là 80% trong vòng 10 năm qua. Việc tăng trưởng nhu cầu sử dụng cà phê Robusta đang cho thấy những sự thay đổi trong thói quen uống cà phê tại các thị trường này.
Tiềm năng xuất khẩu
Robusta là loại cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên và năng suất cao nên giá rẻ hơn so với cà phê Arabica. Chứa 1.8 – 3.5% hàm lượng cafein nên cà phê Robusta mang hương bị đậm đà và khá mạnh. Bên cạnh đó, loại cà phê này còn có vị đắng đặc trưng, vị bùi béo của hạt cà phê.
Cà phê Robusta chiếm 97% sản lượng cà phê của Việt Nam và chiếm gần 50% tổng nguồn cung cà phê thế giới. Đây là loại cà phê dễ trồng, có khả năng chống lại sâu bệnh, dịch bệnh và đảm bảo được mùa vụ ổn định.
Mặt hàng cafe Robusta trên thị trường hàng hoá

Một số nhà sản xuất cà phê lớn
Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 14% sản lượng cà phê toàn cầu.
Một số nước xuất khẩu quan trọng khác phải kể đến như Brazil, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Ugande, Côte d’Ivoire.
Mức ký quỹ của sản phẩm trên thị trường hàng hoá
Cà phê Robusta (LRC) thuộc nhóm hàng hóa Nguyên liệu Công nghiệp được Sở giao dịch nước ngoài ICE EU liên thông với mức giá ký quỹ ban đầu là 967 USD/tấn với độ lớn hợp đồng là 10 tấn/lot kèm bước giá là 1 USD/tấn.
Đơn vị tiền tệ: USD (1 USD ~ 23.3 VNĐ)
Độ lớn hợp đồng: 10 tấn / lot
Bước giá tối thiểu: 1 USD / tấn
Đơn vị hợp đồng: pound (1 pound ~ 0.45kg)
Thời gian giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6: 15h00 – 23h30
Thời gian đáo hạn là tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11 với số tháng niêm yết là 10 tháng
Ngày đăng ký giao nhận từ ngày thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên
Ngày thông báo đầu tiên là ngày thứ 4 trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn
Phương thức thanh toán là giao nhận vật chất
5 yếu tố ảnh hưởng đến cà phê Robusta là gì?
Cung – cầu cà phê
Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới tăng khoảng 2.5%/năm. Nguồn cung cà phê bị phụ thuộc nhiều vào mùa vụ và điều kiện trồng trọt của các nước xuất khẩu trên thế giới. Khi nguồn cung nhỏ hơn cầu thì cán cân cung cầu sẽ bị lệnh và giá sẽ tăng.
Nhu cầu người dùng

Sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng khiến nhu cầu sử dụng cà phê trên thế giới cũng thay đổi. Cà phê Robusta nguyên chất có vị đắng, sánh đậm cùng hàm lượng cafein cao. Cà phê Arabica có hương thơm, độ chua dịu nhẹ và hàm lượng cafein thấp hơn. Dẫn đến người châu Âu thích cafe Robusta hơn, trong khi người Mỹ lại có xu hướng dùng Arabica.
Chính nhu cầu sử dụng cà phê khác nhau đã dẫn đến sự chênh lệch về mức giá giữa các loại cà phê. Ở châu Âu, giá của coffee Robusta cao hơn còn Mỹ thì giá Robusta lại thấp hơn.
Dịch bệnh và thời tiết
Dịch bệnh và thời tiết là yếu tố đáng lo ngại nhất trong ngành cây trồng. Bởi sự xuất hiện của dịch bệnh có thể khiến cả mùa vụ bị phá hỏng. Cùng với đó, thời tiết không thuận lợi thì người nông dân cũng không thể đạt được năng suất tối đa trong mùa vụ.
Tóm lại, sản lượng của cà phê Robusta là phụ thuộc nhiều vào dịch bệnh và thời tiết. Việc sản lượng bị sụt giảm khiến không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường sẽ làm giá của mặt hàng này tăng cao.
Giá dầu và tình hình thế giới
Trong quá trình xuất khẩu cà phê thì phương tiện vận chuyển đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, nhiên liệu là yếu tố tiên quyết và cũng góp một phần nhỏ trong giá bán cà phê. Việc tăng giá dầu và nhiên liệu cũng sẽ khiến chi phí vận chuyển tăng theo. Từ đó, giá bán cà phê cũng sẽ tăng cao hơn trước để bù đắp phần chi phí này.
Ổn định chính trị
Ổn định chính trị của các nước xuất khẩu hạt cà phê hàng đầu thế giới cũng gây ảnh hưởng đến giá cà phê. Nếu chính trị gặp bất ổn, sản lượng cà phê cũng từ đó mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhu cầu sử dụng tăng nhưng nguồn cung khan hiếm sẽ tác động đến giá cà phê thế giới. Do đó, thị trường cần phản ứng nhanh trước bất kỳ sự kiện nào xảy ra.
Có nên đầu tư mặt hàng cafe Robusta không?
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta dẫn đầu trên thế giới. Tuy nhiên, giá bán của mặt hàng này chỉ khoảng 65 – 85% giá xuất khẩu các nước khác. Nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có định hướng ngắn hạn như buôn bán kiếm lời theo mùa vụ, bán đồng loạt số lượng lớn đầu vụ…
Tại thị trường giao dịch hàng hoá, cafe Robusta có sự ổn định về giá cả, giảm rủi ro thương mại và giúp người nông dân tránh được tình trạng mất mùa được giá.
Hy vọng với những thông tin mà Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT) chia sẻ đã giúp nhà đầu tư có thêm nhiều kiến thức bổ ích về mặt hàng giao dịch này.