Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH HÀNG HÓA PHÁI SINH


Căn cứ theo hình thức tổ chức, thị trường giao dịch được phân loại thành: 

1) Thị trường tập trung (Sở giao dịch hàng hóa): là thị trường mua đi bán lại liên tục các hàng hóa phái sinh được niêm yết bởi sở giao dịch hàng hóa (Đọc thêm chi tiết tại đây).

2) Thị trường phi tập trung (Over the counter – OTC): là thị trường giao dịch các hàng hóa phái sinh không được niêm yết trên sở giao dịch hàng hóa.

Trên thực tế, thị trường phi tập trung được hiểu không nhất thiết phải có một quầy, một địa điểm, một sàn giao dịch vật lý nào mà đơn giản là bao gồm các giao dịch được điều chỉnh các đặc tả hợp đồng và các thông tin hàng hóa. Khác với thị trường tập trung hoặc vì một lý do khác mà thị trường tập trung không đáp ứng được (ví dụ như giao dịch với khối lượng siêu lớn vượt qua độ lớn của thị trường giao dịch tập trung hoặc mặt hàng này không được giao dịch trên các sở giao dịch tập trung)

Thị trường kỳ hạn đã tồn tại từ lâu đời và có những bước phát triển vượt bậc kể từ khi sinh ra. Nền kinh tế hàng hóa đã chuyển từ các giao dịch trao đổi hàng hóa trực tiếp hàng – hàng thành trao đổi hàng – tiền – hàng với sự ra đời của các phương tiện thanh toán là tiền. Tuy nhiên, với tính năng động và phát triển của các hàng hóa từ khắp mọi nơi, đã khiến cho hàng hóa được luân chuyển từ nơi này qua nơi kia, được mua bán với nhiều hình thái khác nhau, trong đó nhận thấy sự gia tăng vượt bậc của thị trường kỳ hạn so với mua hàng hóa trực tiếp giao ngay.

Khi lụa tơ tằm và hạt tiêu đắt giá, có những thương lái sẵn sàng trả trước một phần hoặc toàn bộ tiền hàng cho các thuyền trưởng của các đội lái tàu để có thể mua những hàng hóa đang hấp dẫn nhưng không có sẵn, mà phải trải qua quá trình đi thuyền sang đất nước, khu vực khác mua hàng và sau đó một vài tháng, hàng mới có thể được tàu vận chuyển quay trở lại. Điều này mặc dù rất hiếm khi, nhưng rõ ràng, khi thị ấn dẫn với trường trở nên sôi động và hấp dẫn với mức thanh khoản lớn (có sẵn nhu cầu giao dịch) sẽ phát sinh mua bán những tài sản được hình thành hoặc xuất hiện trong tương lai.

Tuy nhiên, những mối quan hệ song phương này thường kéo theo những vấn đề về độ tin tưởng. Trong tài chính, chúng ta gọi đó là rủi ro thanh toán, rủi ro đối tác. Khi mà bên mua không thanh toán đầy đủ, kịp thời số tiền đúng với nghĩa vụ tài chính phát sinh trong hợp đồng với bên bán. Điều này thường gây ra đổ vỡ giao dịch theo chuỗi (hiệu ứng domino). Do các bên đều phụ thuộc vào dòng tiền của nhau, nên một trong số mắt xích trong chuỗi phụ thuộc này gặp vấn đề về dòng tiền chi trả, sẽ tạo nên chuỗi đứt gãy thanh toán giữa các đối tác với nhau theo hiệu ứng dây chuyền

Kinh nghiệm cho thấy, khi giá trị thị trường biến động, có thể dẫn đến một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng với bên khác. Ví dụ, khi giá tăng mạnh, bên bán không thực hiện giao dịch bán với giá đã chốt trước đó (giá chốt trước đó thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao hàng), hoặc khi giá giảm mạnh, bên mua không thực hiện chi trả cho bên bán với giá cao như trước (giá chốt trước trường tại thời điểm giao hàng).

Do vậy, giá của thị trường giao ngay thường được hiểu thực tế là giá của hàng hóa thành phẩm, hoặc mua bán nội địa. Thành phẩm có thể giữ được lâu mà không quá quan trọng chất lượng thay đổi ra sao hoặc chỉ có thể có hạn dùng cực ngắn do thiếu yếu tố bảo quản. nơ gắn với các buôn bán nhỏ lẻ, các Giá của các mặt hàng này mặt hàng không giống nhau

Với giao dịch quốc tế, yếu tố thời gian và các chi phí phát sinh do vận chuyển khiến cho giao dịch kỳ hạn được phát triển, khi mà bắt buộc mua bán một hàng hóa sẽ được giao trong tương lai, nhưng giá lại phải chốt tại thời điểm hiện tại. Do đó, thông thường các giá mua bán hiện nay đều được giao dịch ký kết neo giá theo giá của thị trường kỳ hạn niêm yết sản phẩm đó, cộng thêm chênh lệch giá.

Thị trường tịnh tiến (Contango)

Thị trường kỳ hạn ở trạng thái bình thường khi giá của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn gần thấp hơn giá của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn xa; nói cách khác, đó là một thị trường kỳ hạn trong đó các kỳ hạn xa đang giao dịch với giá cao hơn các kỳ hạn gần Trạng thái này của thị trường phản ánh nguồn cung hàng hóa đầy đủ. Thị trường bình thường phản ánh chênh lệch giá âm (discount basis) do giá giao ngay thấp hơn giá kỳ hạn.

Dưới đây là ví dụ về trường hợp một hợp đồng được ký kết trực tiếp giữa các nhà xuất nhập khẩu. Trong ví dụ này, giá của hợp đồng kỳ hạn trên Sở NY hay chính xác ở đây là Sở giao dịch liên lục địa ICE US tại New York, đáo hạn tháng 12/2014, giá của hợp đồng giao hàng sẽ được niêm yết ở mức bằng giá hợp đồng kỳ hạn và chênh lệch. Ở đây là chênh lệch âm (-17 Cents/pound).

Do sự chênh lệch giá giữa các hợp đồng có kỳ hạn khác nhau phản ánh phí nắm giữ nên thị trường kỳ hạn ở trạng thái bình thường còn được gọi là thị trường tồn tại phí nắm giữ hoặc giá kỳ hạn ở trạng thái contango. Phí nắm giữ là chi phí để lưu giữ hàng hóa trong kho hàng.

Trạng thái bình thường của thị trường kỳ hạn
Trạng thái đảo ngược của thị trường kỳ hạn
Hình 1: Các trạng thái của thị trường kỳ hạn

Trong các thị trường hiệu quả, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa được giao dịch tại mức giá bao gồm giá giao ngay cộng với phí nắm giữ.

Phí nắm giữ sẽ nằm trong phần chênh lệch giá giữa các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có các tháng giao hàng khác nhau trên thị trường bình thường. Khi giá hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn bằng hoặc giá giao ngay cộng với tất cả các phí nắm giữ, lúc đó thị trường được gọi là thị trường tồn tại phí nắm giữ hoặc thị trường contango.

Khi chênh lệch giữa giá giao ngay và giá kỳ hạn lớn hơn phí nắm giữ, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ tồn tại. Bằng cách mua hợp đồng kỳ hạn gần và đồng thời bán hợp đồng kỳ hạn xa tại mức giá lớn hơn phí nắm giữ, kinh doanh chênh lệch giá sẽ thu được lợi nhuận khi chênh lệch giữa giá giao ngay và giá kỳ hạn quay trở lại bằng phí nắm giữ. Kinh doanh chênh lệch giá là cơ hội kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá tạm thời. Khi được sử dụng đúng cách, kinh doanh chênh lệch giá có mức độ rủi ro rất thấp.

Ví dụ: Giả sử phí nắm giữ của bạc (bao gồm phí lưu trữ, lãi và phí bảo hiểm) là 0.05 USD mỗi tháng. Thị trường bạc phản ánh các mức giá sau:

Mức giá thị trường bạc phản ánh

Bằng cách mua hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn tháng 5 và bán hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn tháng 7, lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch giá là 0.02 USD mỗi ounce. Phí nắm giữ bạc trong hai tháng là 0.10 USD cộng với giá mua hợp đồng bạc kỳ hạn tháng 5 là 7.04 USD, tổng số tiền bỏ ra là 7.14 USD. Trong khi đó, giá bán hợp đồng bạc kỳ hạn tháng 7 là 7.16 USD, nên lợi nhuận thu được là 0.02 USD mỗi ounce.

Thị trường đảo ngược (Backwardation)

Khi thị trường ở trạng thái đảo ngược, giá trên thị trường giao ngay hoặc giá của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn gần cao hơn giá của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn xa. Do có mối quan hệ đảo ngược giữa giá giao ngay và giá kỳ hạn nên trạng thái thị trường đảo ngược sẽ phản ánh chênh lệch giá dương (premium basis). Nói cách khác, giá trên thị trường giao ngay sẽ cao hơn giá trên thị trường kỳ hạn.

Trạng thái thị trường đảo ngược xảy ra khi nguồn cung bị thiếu hụt, điều này dẫn đến giá trên thị trường giao ngay tương đối cao.

Trạng thái thị trường đảo ngược luôn xảy ra bởi nguồn cung thiếu hụt chứ không phải do nhu cầu tăng.

Tổng hợp

Thị trường kỳ hạn thường: Giá của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn xa cao hơn giá của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn gần. Thị trường kỳ hạn này còn được biết đến là thị trường tồn tại phí nắm giữ hay còn gọi là “contango market”.

Thị trường kỳ hạn đảo ngược: Giá của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn xa thấp hơn giá của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn gần, ngoại trừ đối với thị trường kỳ hạn thoi có lãi suất, thị trường này sẽ trong trạng thái đảo ngược khi hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn xa ở mức cao hơn hợp ng đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có kỳ hạn gần. Khi đó, thị trường có trong trạng thái “backwardation” hay “backwardation market”. Trạng thái này có thể xảy ra nếu có sự thiếu hụt hàng hóa ở hiện tại.

Một cách khác để hình dung sự khác biệt giữa thị trường thường và thị trường đảo ngược được minh họa trong biểu đồ dưới đây:

thị trường tịnh tiến và thị trường đảo ngược
Hình 2: Thị trường tịnh tiến và thị trường đảo ngược

Chênh lệch giá (Basis) và chi phí nắm giữ (Cost of Carry) của hợp đồng hàng hóa kỳ hạn

Chênh lệch giá (Basis)

Chênh lệch giá là một trong những phương thức quan trọng được sử dụng trong giao dịch hàng hóa một cách hiệu quả. Chênh lệch giá đi bán hoa được sử dụng để nắm bắt được thời điểm nào là tốt nhất để mua hoặc bán khi phòng vệ giá, hoặc tháng kỳ hạn nào nên thực hiện phòng vệ giá và các ứng dụng khác.

Chênh lệch giá là sự chênh lệch giữa giá thị trường ở địa phương khi mua bán hàng hóa vật chất giao ngay và giá tương ứng của cùng hàng hóa xác định tại một thời điểm nhất định.

Mặc dù vậy khi so sánh hai mức giá, thông thường, chúng sẽ biến thiên cùng hướng. Tuy nhiên, đôi khi giá của thị trường vật chất và giá kỳ hạn không biến thiên cùng chiều hoặc cùng mức.

Giá giao dịch vật chất3.00 USD
Giá niêm yết kỳ hạn tháng 7-3.15 USD
Chênh lệch giá tháng 7-0.15 USD

Ở đây giá giao ngay thấp hơn 0.15USD so với mức giá kỳ hạn tháng 7. Hay mức giá tháng 7 chênh lệch dưới 0.15 USD, hoặc nói cách khác là giá trừ lùi.

Chênh lệch giá = Giá giao ngay – Giá kỳ hạn giá

Chi phí nắm giữ (Cost of carry)

Thông thường điểm chênh lệch thường là con số âm, vì tại thời điểm hiện tại cho đến lúc giao hàng, cần một khoản chi phí để chi trả cho việc nắm giữ hàng hóa (cost of carry) và bảo quản hàng hóa vật chất. Như chúng ta đã biết, hàng hóa cơ sở (ví dụ như nông sản) có thời hạn bảo quản. Đó là lý do mà hàng hóa được chia làm nhiều tháng kỳ hạn do yếu tố mùa vụ và chất lượng của hàng hóa thay đổi theo thời gian. Cần lưu ý đối với các hàng hóa tiêu chuẩn được lưu kho và giao hàng vật chất như: lúa mì, ngô, bông, cà phê, đồng… chi phí để nắm giữ hàng hóa khá lớn.

Một số hàng hóa tiêu chuẩn không phải lưu giữ và do đó không cần chi phí lưu giữ như lợn, bò… vì chúng được nuôi và lớn lên. Trong trường hợp thị trường thông thường, giá giao ngay thường thấp hơn so với giá các kỳ hạn tiếp theo (thị trường Contango) do đó, chênh lệch giá thường có tên khác là “điểm trừ lùi”.

Khi gần đến thời điểm giao hàng trong tương lai, sự khác biệt về giá giữa thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn giảm dần, hay còn gọi là hội tụ.

Giá giữa thị trường giao ngay và thị trường giảm dần
Giá kỳ hạn và giá giao ngay
Hình 3: Chênh lệch giá hội tụ trong thị trường kỳ hạn tịnh tiến

Phần lớn nhất của chi phí nắm giữ là chi phí tài chính, được hiểu là số tiền cần thiết để có thể mua và giữ hàng hóa vật chất được vay mượn.

Kể cả khi tiền sử dụng từ vốn tự có không phải đi vay, thì vẫn tồn tại chi phí huy động vốn để dùng cho việc mua và lưu giữ hàng hóa đó thay vì sử dụng tiền để đầu tư cho việc khác. Chi phí vay mượn được sử dụng khi tính toán chi phí lưu giữ chính là lãi suất cơ bản.

Khoảng trống giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay chính là chênh lệch giá. Chênh lệch giá sẽ hội tụ về 0 theo thời gian.

Chênh lệch giá tăng (Strengthening basis)

Chênh lệch giá tăng xuất hiện khi giá giao ngay tăng so với giá kỳ hạnNói cách khác, chênh lệch giá tăng xuất hiện khi khoảng cách giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay được thu hẹp lại, như trong ví – dų sau:

Ngày  Giá giao ngayNgô kỳ hạn tháng 4=Chênh lệch giá
01/03$4.20$4.70=-$0.50
15/03$4.55$4.95=-$-0.40
01/04$4.50$4.80=-$0.30
Chênh lệch giá tăng

Trong ví dụ trên, chúng ta thấy rằng chênh lệch giá được tăng lên bất kể giá giao ngay và giá kỳ hạn tăng hay giá giảm.

Chênh lệch giá tăng sẽ có lợi cho nhà phòng vệ bán. Nhà phòng vệ bán (short hedger) là người sở hữu hàng hóa hoặc thương lượng bán hàng hóa và họ muốn phòng vệ giá bán trong tương lai bằng cách bán hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn. Nói cách khác, nhà phòng vệ bán sẽ nắm giữa vị thế mua trên thị trường giao ngày và vị thế bán trên thị trường kỳ hạn.

Chênh lệch giá giảm (Weakening basis)

Chênh lệch giá giảm xuất hiện khi giá giao ngay tăng chậm hơn giá kỳ hạn hoặc khi giá giao ngay giảm nhanh hơn giá kỳ hạn. Nói cách khác, chênh lệch giá sẽ bị âm hoặc vẫn là số dương nhưng giá trị US tuyệt đối giảm.

Chênh lệch giá giảm sẽ có lợi cho nhà phòng vệ mua. Nhà phòng vệ mua (long hedger) là người có nhu cầu mua hàng hóa trong tương lai và họ muốn phòng vệ chi phí trong tương lai bằng cách mua hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn. Nói cách khác, nhà phòng vệ mua sẽ nắm giữ vị thế bán trên thị trường giao ngày và vị thế mua trên thị trường kỳ hạn.

Ngày  Giá giao ngayNgô kỳ hạn tháng 4=Chênh lệch giá
01/03$4.60$4.25=+$0.35
15/03$4.45$4.20=+$0.25
01/04$4.55$4.35=+$0.20
Chênh lệch giá giảm

Trong ví dụ trên, chúng ta thấy rằng chênh lệch giá bị giảm đi bất kể giá giao ngay và giá kỳ hạn tăng hay giá giảm.

Sơ đồ dưới đây minh họa chênh lệch giá tăng và chênh lệch giá giảm

Chênh lệch giá tăng và chênh lệch giá giảm

Tóm lại, chênh lệch giá có thể tăng do giá giao ngay tăng và hoặc do giá kỳ hạn giảm, hoặc do giá kỳ hạn tăng ít hơn so với giá giao ngay, hoặc do giá kỳ hạn giảm ít hơn so với giá giao ngay.

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM