CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ:
Đối với cà phê, hiện nay trên thế giới người ta thường sử dụng hai công cụ là giao dịch chênh lệch tháng (Calendar Spreads) và chênh lệch tháng đảo ngược (Reverse Calendar Spreads). Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tác giả nhận thấy hai công cụ này được sử dụng rất nhiều bởi các quỹ đầu cơ và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê do bởi tính tiện lợi và gắn với hoạt động kinh doanh hàng thực. Do đó, nếu tận dụng tốt hai công cụ này sẽ gia tăng khả năng quản lý rủi ro và tận dụng tốt cơ hội đầu tư cho nhà quản trị. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết vào việc sử dụng hai công cụ này:
+ Chiến lược giao dịch Chênh lệch tháng (Calendar Spreads): BÁN TRƯỚC – MUA SAU
Ví dụ Bán robusta tháng 9 và Mua robusta tháng 11 trên ICE Europe hoặc
Bán arabica tháng 12 Mua arabica tháng 3 trên ICE US
+ Chiến lược giao dịch Chênh lệch tháng đảo ngược (Reverse Calendar Spreads): MUA TRƯỚC- BÁN SAU
Ví dụ Mua robusta tháng 9 và Bán robusta tháng 11 hoặc
Mua arabica tháng 5 và Bán arabica tháng 7 Ngoài ra, chênh lệch giá còn có một số dạng như Reduced Tick Spread, Packs và Bundles Spreads hiện tại chưa áp dụng cho mặt hàng cà phê nên tác giả không đề cập và đi sâu vào những loại này.
+ Các cặp tháng thanh khoản tốt có thể kinh doanh trên thị trường cà phê (Giả sử tháng giao dịch hiện nay là tháng 1/20xx):
Qua bảng này cho thấy, chiến lược Spread rất linh động giữa các tháng với nhau và có rất nhiều cặp tháng với nhau đáp ứng nhu cầu chuyển tháng của các nhà giao dịch. Tuy nhiên, điều chú ý ở đây là cặp tháng nào có tính thanh khoản cao nhất, phù hợp với chiến lược đầu tư của Quỹ đầu cơ. Hiện nay, các thành phần mua bán chủ động trên thị trường thường nhắm vào các tháng có tính thanh khoản cao kết hợp với các tháng liền kề. Ví dụ, hợp đồng cơ sở đang giao dịch mạnh nhất là tháng 1 thì tháng thanh khoản tốt của hợp đồng chênh lệch giá nhất định là Spread Jan/Mar (tháng 1/tháng 3); Spread (tháng 1/tháng 5) hoặc là Spread (tháng 3/tháng 5).
Để đáp ứng nhu cầu đầu tư, tham gia thị trường nhanh ngay khi có cơ hội thì một số tổ chức lớn trên thị trường như hệ thống giao dịch CQG (Ở Mỹ) đã tạo ra hệ thống CQG Integrated Client và ngay cả Sàn giao dịch ICE cũng có hệ thống ICE Connect…đây là những hệ thống chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu cao của các thành phần tham gia thị trường. Ngày nay với sự hỗ trợ lớn của công nghệ đã làm cho việc giao dịch đơn giản hơn bao giờ hết, mọi thứ đã sẵn sàng trên màn hình phục vụ phân tích xu hướng của các nhà đầu tư trên thế giới, việc còn lại là quyết định Mua hay Bán và nên vào thị trường lúc nào, bảo hiểm giá ra sao.
Tương tự như giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch chênh lệch tháng (chuyển tháng) có cách niêm yết giá tương tự. Đều có khối lượng khớp, giá mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất và giá mua – giá bán… cho mỗi hợp đồng giao dịch. Ngay cả lệnh đặt mua, lệnh đặt bán trên sàn cũng giống nhau và cái quan trọng là các thành phần thị trường sẽ quyết định mức giá chênh lệch phù hợp để vào lệnh mua hoặc bán.
Phí giao dịch theo đó được tính hai chiều so với Hợp đồng tương lai là một chân. Ví dụ, nhà đầu tư mua 3 lots hợp đồng giao dịch chuyển tháng Ba và tháng 5 (Mar- May) sẽ trả phí giao dịch cho lệnh mua và đồng thời cho lệnh bán.
Ngoài ra, khi tất toán thì khách hàng có 2 hai lựa chọn:
– Có thể đóng bằng một hợp đồng chênh lệch giá ngược chiều với hợp đồng đã mở.
– Có thể chọn chân trước hoặc chân sau và kết thúc trạng thái bằng hợp đồng tương lai (futures) nếu nhà đầu tư dự kiến thoát một trạng thái có lợi, kỳ vọng vào xu hướng giá của chân còn lại.
Phòng đào tạo SACT