Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Hợp đồng kỳ hạn Forward Contract là gì – Đặc điểm hợp đồng kỳ hạn


Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính quản lý rủi ro khá phổ biến. Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ hết sức linh động. Do vậy mà nó thường rất linh hoạt về thời hạn thực hiện, quy mô hợp đồng, thời gian giao dịch… Vậy hợp đồng kì hạn Forward Contract là gì? Hãy cùng SACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là thỏa thuận, theo đó bên bán và bên mua sẽ cam kết giao nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng đã trao đổi trước đó. (Theo Luật thương mại 2005)

Forward Contract bao gồm các yếu tố sau:

  • 2 loại tài sản bao gồm
    • Tài sản cơ sở: là các loại tài sản như cà phê, gạo, lúa mỳ, …. 
    • Tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ…
  • Ngày đáo hạn: Là ngày mà 2 bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ mua hay bán của mình. Ngày này sẽ được trao đổi trong hợp đồng.
  • Kỳ hạn hợp đồng: Là thời điểm thanh toán hợp đồng. Chính là thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn hay còn gọi là ngày thanh toán hợp đồng.
  • Mức giá ấn định trước chính là giá kỳ hạn, là mức giá mà tài sản cơ sở được trao đổi tại thời điểm đáo hạn cho dù giá cả trên thị trường lúc đó như thế nào đi nữa.

Có hai bên tham gia hợp đồng: 

  • Người mua (Long position): là bên đồng ý mua tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thoả thuận hôm nay.
  • Người bán (Short position): là bên đồng ý bán tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thoả thuận hôm nay.
hop-dong-ky-han-la-gi
Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Đặc điểm của Forward Contract là gì?

Hợp đồng kỳ hạn có những đặc điểm sau đây:

  • Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng kì hạn không được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Nó chỉ được giao dịch trên thị trường OTC. Hợp đồng kì hạn không trao đổi trên thị trường, không được định giá hàng ngày.
  • 2 bên không thực hiện thanh toán tiền và trao đổi tài sản cơ sở vào ngày kí kết hợp đồng. Hai bên chỉ thực hiện hoạt động này vào ngày đáo hạn.
  • Không thực hiện ký quỹ
  • Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn tương đối thấp dẫn. Vì thế rủi ro sẽ cao hơn.
  • Giá trong hợp đồng kì hạn là giá giao hàng, tại thời điểm kí hợp đồng, giá chuyển giao được chọn để giá trị của hai bên mua bán là bằng không. Điều này có nghĩa là không có chi phí khi mua bán hợp đồng kì hạn.

Ưu điểm hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa là công cụ phòng ngừa rủi ro được nhiều nhà đầu tư sử dụng:

  • Vì được xem như là một công cụ phòng chống rủi ro bất chấp sự biến động của giá trên thị trường. HĐKH được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một mức giá cố định đã biết trước,
  • Đây là trợ lí đặc lực để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các ngân hàng thương mại. Rất phù hợp với các công ty đa quốc gia hay các nhà đầu tư tài chính, công ty xuất nhập khẩu, là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái.
  • Vì hợp đồng kì hạn là thoả thuận riêng biệt của hai bên. Vì vậy mà nó thường rất linh hoạt về thời hạn thực hiện hợp đồng, quy mô hợp đồng, thời gian giao dịch…
uu-diem-hop-dong-ky-han
Ưu điểm của hợp đồng kì hạn là gì?

Nhược điểm hợp đồng kỳ hạn

Bên cạnh những ưu điểm đã kể trên hợp đồng kì hạn có những nhược điểm như sau:

  • Hợp đồng này có tính thanh khoản khá kém. Bên bán hoặc bên mua không thể dễ dàng chuyển nhượng vị trí của mình trong hợp đồng trước ngày đáo hạn. Khi các bên thấy hợp đồng không mang lại quá nhiều lợi ích. Các bên khá bị động không thể bán hợp đồng đi, không thể huỷ bỏ hợp đồng khi không có nhu cầu đối với tài sản cơ sở.
  • Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn của hợp đồng. Vào ngày kí kết hay trong thời hạn của hợp đồng, không có bất kì khoản đặt cọc hay chi trả nào. Vì vậy công cụ tài chính này tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất so với các công cụ phái sinh khác.
  • Có thể chịu rủi ro các bên không có khả năng chi trả cho hợp đồng.

Giá trị của hợp đồng kì hạn Forward Contract

Hợp đồng kì hạn hàng hóa bao gồm hai bên bán và mua. Mức giá bán được ấn định ở một thời điểm trong tương lai.

Giá trị nhận được của người mua cho một đơn vị tài sản là S(t) – K. Trong đó:

  • K là giá kì hạn được ấn định trong hợp đồng. S(t) là giá của tài sản tại thời điểm kết thúc hợp đồng.
  • Tại thời điểm đáo hạn. Người mua bắt buộc phải mua tài sản có giá S(t) với mức giá K đã ấn định từ trước.
  • Giá trị nhận được của người bạn sẽ là K – (S)t. Nếu (S)t > K, người mua lãi và người bán lỗ. Nếu (S)t < K, người mua lỗ và người bán lãi.
  • Hai bên mua bán sẽ không phải chịu phí hợp đồng nếu giá trị nhận được từ hợp đồng chính là khoản lỗ hay lãi của hai bên tham gia hợp đồng.

Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Có thể nói giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có nhiều điểm tương đồng khiến nhà đầu tư cảm dễ nhầm lẫn. Dưới đây là một số điểm khác biệt của 2 loại hợp đồng này mà bạn có thể tham khảo:

Thị trường giao dịch:

  • Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung.
  • Hợp đồng kỳ chỉ được giao dịch trên thị trường OTC và không được niêm yết. Khiến tính thanh khoản của hợp đồng này thấp hơn so với hợp đồng tương lai.

Bù trừ và ký quỹ:

  • Hợp đồng tương lai yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán mang tính bắt buộc.
  • Các bên tham gia vào hợp đồng kỳ hạn không cần phải thực hiện ký quỹ.

Thời điểm thanh toán hợp đồng:

  • Hợp đồng tương lai: Bên bán và bên mua thanh toán lợi nhuận và những khoản thua lỗ theo từng ngày
  • Hợp đồng kỳ hạn: Bên bán và bên mua sẽ thanh toán vào thời điểm giao hàng.

Đóng vị thế:

  • Hợp đồng tương lai: nhà đầu tư có thể đóng vị thế mọi lúc qua việc tham gia vị thế ngược với hợp đồng tương lai tương tự. Nhờ đó mà hỗ trợ sử dụng vốn linh hoạt hơn.
  • Hợp đồng kỳ hạn: Nhà đầu tư tham gia hợp đồng kỳ hạn thực hiện đóng vị thế qua việc tham gia vị thế ngược với hợp đồng kỳ hạn tương tự.
phan-biet-hop-dong-ki-han-va-hop-dong-tuong-lai

Kết luận

Trên đây là những thông tin về hợp đồng kỳ hạn Forward Contract là gì? Rất mong những kiến thức trên đây sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư hiểu biết thêm về thị trường tài chính nói chung và thị trường giao dịch hàng hoá nói riêng.

Một số loại hợp đồng khác:

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM