Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất thường hay nghe đến cụm từ “giá cả hàng hóa” tuy nhiên về bản chất thực sự của giá cả hàng hóa thì chưa chắc nhiều người đã hiểu được. Hàng hóa phái sinh một kênh đầu tư hiệu quả và an toàn, thị trường hàng hóa phái sinh chịu rất nhiều biến động từ vĩ mô cho đến vi mô. Là một nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa phái sinh, chúng ta cần phải nắm được các yếu tố này để có chiến lược giao dịch phù hợp, tối đa hóa được lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong các quyết định đầu tư của mình. Trong bài viết này, hãy cùng SACT tìm hiểu xem những yếu tố nào có ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa nhé.
Nội dung chính
- 1 1. Giá cả hàng hóa là gì ?
- 2 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá hàng hóa trên thị trường hàng hóa phái sinh.
1. Giá cả hàng hóa là gì ?
Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về giá cả hàng hóa và tất cả là những nghiên cứu của những vĩ nhân nổi tiếng được nhân loại công nhận như sau:
– Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển: giá cả là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hóa.
– Quan điểm của các nhà kinh tế thị trường hiện đại: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, đồng thời cũng biểu thị một cách tổng hợp các các mối hệ trong nền kinh tế quốc dân.
– Quan điểm các Mác: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định.
– Quan điểm của Lê-nin: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định, một đơn vị sử dụng nhất định.
Như vậy, không có một khái niệm chung nào về giá cả hàng hóa, ngoài những khái niệm trên thì còn có rất nhiều khái niệm khác về giá cả hàng hóa và tùy vào cảm nhận mỗi người để có khái niệm tốt nhất. Giá cả ảnh hưởng rất lớn đến đến cuộc sống hàng ngày của mọi người, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nên bất cứ bên cung hay bên cầu đều muốn có giá cả tốt nhất để cân bằng thị trường.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá hàng hóa trên thị trường hàng hóa phái sinh.
Thứ nhất – Giá trị đồng tiền giao dịch
Vì hàng hóa được định giá chủ yếu bằng đồng Dollar Mỹ, nên các biến động ảnh hưởng đến đồng Dollar Mỹ cũng sẽ có tác động trực tiếp đến giá cả của hàng hóa cụ thể như dầu mỏ, khí đốt, kim loại, nông sản, cà phê,….
Chính vì vậy đồng Dollar Mỹ mạnh lên hay yếu đi sẽ có tác động đến giá cả hàng hóa trong Hợp đồng tương lai.
Dollar Mỹ tăng –> Hàng hóa giảm
Dollar Mỹ giảm –> Hàng hóa tăng
Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến đồng Dollar Mỹ như : Cán cân thương mại, lãi suất, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, GDP, dịch bệnh, chiến tranh thương mại , ….
Ngoài đồng Dollar Mỹ, một số mặt hàng được niêm yết bằng đồng tiền giao dịch khác như :
- Cao su RSS3 (OSE) : Japan Yen – Nhật Bản
- Dầu cọ thô (BMDX) : Ringgit – Malaysia


Thứ hai – Cung cầu trên thị trường
Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn nhau. Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó chính là sự tách rời giá cả với giá trị của hàng hóa đó. Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.

Giá cả sẽ giảm khi cung vượt cầu.
Giá cả sẽ tăng khi cầu vượt cung.
Thứ ba – Các báo cáo, cuộc họp định kỳ của các Tổ chức lớn trên thế giới
Các tổ chức lớn trên thế giới về nhiều lĩnh vực như :
- Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)
- Cục Dữ trữ liên bang Hoa Kỳ (FED)
- Hiệp hội xuất khẩu ngũ cốc Brazil (ANEC)
- Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA)
- Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API)
- Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC)
- Tổ chức cà phê quốc tế (ICO)
………………………..
Sau mỗi cuộc họp, báo cáo định kỳ của những tổ chức lớn này, giá cả hàng hóa trên thị trường thường có biến động mạnh. Các nhà đầu tư cần chú ý theo dõi lịch tin tức của mặt hàng mà chúng ta đang giao dịch để tránh được các rủi ro lớn về biến động giá bất ngờ.



Thứ tư – Các yếu tố xung đột địa chính trị
Thời gian gần đây, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine là tâm điểm chú ý trên toàn thế giới, mức độ ảnh hưởng của nó lên thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng là rất lớn.

Xung đột Nga – Ukraine đã khiến cho nguồn cung thực phẩm tới nhiều nước bị giảm bởi cả Nga và Ukraine cùng là những thị trường cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên, lúa mì, ngô, dầu hướng dương và kim loại lớn trên thế giới.
Các nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence cho biết, cuộc khủng hoảng “có thể tạo ra hiệu ứng cánh bướm, khiến giá hàng hóa tăng cao hơn khi nguồn cung gặp vấn đề. Các lệnh trừng phạt có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và năng lượng, khiến giá cả hai mặt hàng đều tăng cao”.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 27/4 cảnh báo, cuộc xung đột đã gây ra đợt tăng giá hàng hóa mạnh mẽ nhất trong 50 năm. Tại Mỹ, nhiều mặt hàng tiêu dùng đang trở nên ngày càng đắt đỏ. Ở các nước đang phát triển, tình trạng còn nghiêm trọng hơn. Giá ngũ cốc tăng vọt ở những quốc gia có tỷ lệ đói nghèo và suy dinh dưỡng cao đang ảnh hưởng đến tính mạng của hàng triệu người. WB cảnh báo, việc tăng giá thực phẩm và năng lượng có thể kéo dài trong nhiều năm tới.

Thứ năm – Yếu tố mùa vụ, thời tiết
Các mặt hàng không có nguồn cung liên tục như ngô, đậu tương, bông, cà phê hoặc các loại hàng hóa có nhu cầu cao hơn vào thời điểm nhất định trong năm như dầu thô, khí đốt. Các mô hình cung và cầu theo mùa này tạo ra các chu kỳ tự nhiên ảnh hưởng đến giá của hợp đồng tương lai hàng hóa.
Ví dụ, các loại cây trồng được trồng và thu hoạch trong những tháng cụ thể trong năm, một khi được thu hoạch, nguồn cung sẽ không tăng cho đến vụ thu hoạch tiếp theo.

Ngoài ra, các mặt hàng liên quan đến nhiên liệu như dầu thô, khí tự nhiên có nhu cầu cao hơn vào những thời điểm nhất định trong năm. Ví dụ, trong những tháng mùa đông, dầu thô, khí tự nhiên cần nhiều hơn vì người dân sử dụng nhiên liệu để sưởi ấm ngôi nhà của họ.
Tóm lại, mỗi loại hàng hóa sẽ có các yếu tố ảnh hưởng đến giá khác nhau. Là một nhà đầu tư, bạn cần phải xác định các yếu tố quan trọng và cẩn thận theo dõi dữ liệu thông tin cơ bản để phân tích và đưa ra các quyết đinh giao dịch phù hợp.
Biên tập
Jesse Giang