Logo SACT

Những điều cần biết về bảng giá hàng hóa phái sinh


Được coi là “chìa khóa” của thị trường phái sinh, nhà đầu tư càng nắm chắc thông tin về bảng giá hàng hóa phái sinh thì việc thu lại lợi nhuận cao là vô cùng dễ dàng. Vậy “Bảng giá hàng hóa phái sinh” là gì? Cùng Hàng hóa phái sinh Đông Nam Á tìm hiểu nhé!

Nội dung chính

Bảng giá hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh

Hàng hóa phái sinh hay phái sinh hàng hóa là một hình thức giao dịch hàng hóa mà trong đó các chỉ số về giá hàng hóa đều được thông qua sở giao dịch hàng hóa. Sản phẩm của hàng hóa phái sinh là các loại hợp đồng phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hóa đổi và hợp đồng quyền chọn.

Bảng giá hàng hóa phái sinh

Bảng giá hàng hóa phái sinh là các thông tin về giá của các mặt hàng phái sinh được giao dịch trên thị trường hàng hóa. Những thông tin về giá này sẽ liên tục được cập nhật về các biến động tăng, giảm trên thị trường.

Bảng giá sẽ cũng cấp các thông tin như: Giá chào mua, giá mở cửa, bước giá, khớp giá, giá chào bán, giá cao nhất, giá thấp nhất và cập nhật những thay đổi về giá và khối lượng giao dịch để Nhà đầu tư dễ dàng theo dõi các biến động đang diễn ra trên thị trường.

Bảng giá hàng hóa phái sinh
Bảng giá hàng hóa phái sinh

Công dụng của bảng giá hàng hóa phái sinh

Bảng giá giúp tổng hợp giá của các loại giao dịch hàng hóa từ các sàn giao dịch trên thế giới. Các nội dụng sẽ được cập nhật đầy đủ từ giá khớp lệnh, giá đầu – cuối phiên và sự chệnh lệch về giá của các loại hàng hóa trong các nhóm giao dịch chính như Nông sản, Kim loại, Nguyên liệu công nghiệp và Năng lượng.

Bảng giá cũng giúp phân tích xu hướng thị trường và khối lượng giao dịch hàng hóa của từng phiên, cũng như hiển thị đầy đủ các chỉ số về cung – cầu các mã hàng hóa mà các Nhà đầu tư đang quan tâm. Các chỉ số này đều được tính toán kỹ lưỡng dựa trên sự biến động của các mã hàng hóa.

Công dụng của Bảng giá hàng phái sinh
Công dụng của Bảng giá hàng phái sinh

Bảng giá hàng hóa giống như một trợ thủ đắc lực cho các Nhà đầu tư khi phân tích về xu hướng thị trường, nhật ký giao dịch, khối lượng hàng hóa đã khớp lệnh tại mỗi bước giá.

Bên cạnh đó bảng giá hàng hóa còn cập nhật đầy đủ các tin tức thị trường vĩ mô cung nhiều chức năng khác thông qua mục “Tin tức của bảng giá” giúp nhà đầu tư có thể đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Các mã hàng hóa trong thị trường phái sinh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường thực tế nên việc cập nhật thông tin nhanh chóng là việc vô cùng quan trọng. Các thông tin ấy sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định đúng lúc, kịp thời và đem lại lợi nhuận như mong muốn.

Tại mục tin tức của bảng giá hàng hóa phái sinh sẽ có các mục như: Tin vĩ mô, tin cập nhật cung – cầu hay các tin tức về xuất nhập khẩu theo mùa vụ của các loại hàng hóa mà các Nhà đầu tư đang quan tâm.

Bảng giá hàng hóa phái sinh thể hiện những gì?

image 205
Bảng giá hàng hóa phái sinh thể hiện điều gì

Nội dụng các cột thể hiện trên bảng giá

Cột “Mã hợp đồng”: Chứa thông tin về mã riêng của mỗi hàng hóa và kỳ hạn trong tương lai. Mã hợp đồng sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z

Cột ” Ngày thông báo đầu tiên”: Là ngày mà các nhà đầu tư được áp dụng ngày đáo hạn của hợp đồng hàng hóa phái sinh. Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, tất cả các hợp đồng phái sinh phải đóng trước hai ngày làm việc so với ngày thông báo đầu tiên.

Côt “OI”: Là tổng khối lượng của hợp đồng phái sinh hàng hóa từ cuối phiên giao dịch liền trước đến hết phiên hiện tại.

Cột “Chào mua”: Là cột thể hiện giá đặt mua tốt nhất và khối lượng đặt mua ương ứng tại thời điểm đó.

Cột “Chào bán”: Là cột thể hiện giá chào bán tốt nhất và khối lượng mua tương ứng tại thời điểm đó.

Cột “khớp lệnh”: Là cột chứa các thông tin như:

“Giá” : Là mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày

“KL” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu khớp với mức giá tương ứng

“+/-“: Là mức chênh của giá khớp lệnh và giá thanh toán

“%”: Là tỷ lệ thay đổi của giá khớp lệnh và giá thanh toán ở phiên trước đó.

Cột “thanh toán” : Sử dụng để thanh toán lãi/lỗ hàng ngày của nhà đầu tư bằng giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.

Cột “mở cửa”: Là giá khớp lệnh đầu tiên trong phiên giao dịch

Cột “thấp nhất”: Là mức giá khớp lệnh thấp nhất từ đầu phiên giao dịch cho tới cuối phiên.

Cột “cao nhất”: Là mức giá khớp lệnh cao nhất từ đầu phiên giao dịch cho tới cuối phiên.

Các mục khác trong bảng giá

Độ sâu thị trường: Thể hiện danh sách 10 mức giá gần nhất với giá khớp lệnh cùng khối lượng tương ứng

Khớp lệnh theo bước giá: Thể hiện danh sách mức giá đã khớp lệnh trong phiên giao dịch cùng khối lượng mua và bán tương ứng

Vùng cập nhật tin tức thị trường: Nơi mà các tin tức “nóng hổi” trên thị trường sẽ liên tục được cập nhật ở mục này để Nhà đầu tư có thể kịp thời cập nhật.

Các màu biểu thị các mức giá trong bảng giá

Màu đỏ: Giá giảm

Màu xanh lá: Giá tăng

Màu vàng: Giá cân bằng

Bảng giá hàng hóa phái sinh tại Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á

SACT tự hào là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). Tại đây, chúng tôi cung cấp cho các Nhà đầu tư Bảng giá hàng hóa phái sinh mới nhất với đầy đủ các thông tin trong nước và thế giới. Với hệ thống giao dịch nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại, SACT tự tin sẽ cung cấp cho các Nhà đầu tư những thông tin chính xác và kịp thời.

Hàng hóa phái sinh Đông Nam Á kính chúc nhà đầu tư thành công!

Viết một bình luận

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com