SÀN CÀ PHÊ LIFFE, SÀN NYBOT LIỆU CÓ ĐÁNG TIN ĐỂ GIAO DỊCH?
Câu hỏi của rất nhiều người khi tham gia thị trường rằng số tiền ký quỹ có khi nào không quay trở lại? Những tổ chức tài chính hàng đầu “too big to fail” là một trong những bài học vẫn còn đó. Vậy thì ICE đã có những quy định nào đáp ứng các điều kiện của các nước như Mỹ, Anh và các cơ quan thực thi giám sát khác.
Trước hết chúng ta nhìn lại các sự kiện vào những năm về trước:
1990: tổ chức ngân hàng đầu tư Drexel Burnham Lambert tuyên bố phá sản liên quan đến trái phiếu rác.
1995: Barings – một ngân hàng của Anh mất vốn khi tham gia mua bán trên thị trường phái sinh.
2005: Refco – tập đoàn môi giới hàng đầu về hàng hóa phá sản.
2008: Tập đoàn tài chính-ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ là Lehman Brothers đã nộp đơn xin phá sản sau 158 năm tồn tại.
2011: MF Global – Công ty môi giới chứng khoán Hoa kỳ nộp đơn phá sản do liên quan đến việc tách bạch tiền của khách hàng và công ty.
Liệu sàn giao dịch ICE có đáng tin?
Sàn giao dịch có đầy đủ các quy trình và khung quản lý rủi ro để quản lý một cách toàn diện các hoạt động, bao gồm theo dõi trạng thái thường xuyên, cập nhật theo thị trường mức ký quỹ còn lại, tiến hành kiểm tra sức chịu đựng, giám sát toàn diện và minh bạch tập trung.
- Bảo vệ khách hàng:
Đảm bảo tiền của khách hàng tách bạch với tiền của các thành viên nơi khách hàng mở tài khoản. Tiền của khách hàng không được sử dụng để bù đắp khi thành viên bị phá sản, và số tiền dư của thành viên thì có thể dùng để bù lỗ khi tài khoản của khách hàng bị rủi ro không trả được nợ.
Ngoài ra, khi bù trừ cho các hợp đồng hoán đổi (swap) của Mỹ, hoặc một số tài khoản cá nhân tách biệt theo đặc thù của EU, thì tiền của khách hàng sẽ không được dùng để bù lỗ cho 1 khách hàng khác bị phá sản.
Đánh giá lại hàng ngày: đánh giá danh mục sẽ thực hiện định kỳ hàng ngày theo giá thị trường giúp cho các thành viên thấy được mức lỗ dự kiến và giá trị tài sản còn lại, tránh việc mức lỗ vượt quá giới hạn.
- Kiểm soát rủi ro trong ngày:
Trung Tâm bù trừ ICE sẽ theo dõi trạng thái liên tục trong phiên và có thể yêu cầu các thành viên bù trừ bổ sung ký quỹ trong ngày trong trường hợp tỷ lệ ký quỹ thực tế giảm xuống mức cảnh báo.
- Kiểm định hồi tố (back-testing):
Sàn giao dịch sẽ tiến hành kiểm định hồi tố nhằm đảm bảo đủ mức ký quỹ duy trì với độ tin cậy 99% kèm theo phân tích độ nhạy thường xuyên kiểm tra phương pháp luận của xét ký quỹ trong phạm vi biến động lớn của giá.
- Minh bạch thông tin:
Tất cả những trung tâm thanh toán bù trừ của ICE hoạt động trên toàn cầu dựa trên các nguyên tắc rõ ràng và toàn diện, cho phép | các thành viên và thành phần tham gia thị trường hiểu về rủi ro của họ, phí và nghĩa vụ thực hiện. Mỗi trung tâm công bố các quy định trên website riêng và công bố tất cả sự thay đổi đáp ứng các yêu cầu của từng nước sở tại. Yêu cầu của thành viên trên sàn được công bố rộng rãi và công bằng lẫn nhau, trong khi đó vẫn bảo vệ được quyền và nghĩa vụ trung tâm thanh toán lẫn những thành viên tham gia. Những yêu cầu này được áp dụng chung cho tất cả thành viên bao gồm tiêu chuẩn về tài chính, tiêu chuẩn hoạt động và yêu cầu về vốn. Mỗi trung tâm bù trừ thực hiện kiểm tra sức chịu đựng (stress test) thường kỳ và chia sẻ kết quả này với các cơ quan chủ quản.
Sàn ICE được chi phối bởi quy định của các cơ quan liên quan trực tiếp như:
+ Ngân hàng trung ương Anh (BOE)
+ Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC)
+ Ủy ban chứng khoán Manitoba (Canada)
+ Cơ quan tiền tệ của Singapore
+ Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch
Các cơ quan này sẽ giám sát nguồn lực tài chính, thành viên tham gia, sản phẩm phù hợp, quản trị rủi ro, quy trình thanh toán, tách bạch tiền, điều khoản và thủ tục vỡ nợ, bền vững của hệ thống. Trong đó, mỗi trung tâm thanh toán bù trừ đều có quy trình quản trị nội bộ chặt chẽ, ủy ban rủi ro và nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau trên thị trường phụ trách các mảng hàng hóa.
Tiêu chuẩn làm thành viên thanh toán bù trừ:
Đây là tầng bảo vệ đầu tiên cho các thành viên thanh toán bù trừ thông qua tiêu chuẩn xét duyệt thành viên và khả năng thanh toán. Trung tâm thanh toán bù trừ đã phát triển và thực hiện các đợt đánh giá sâu rộng và có quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá, kiểm soát mức ký quỹ ban đâu cũng như độ tín nhiệm. Các kết quả kinh doanh của thành viên phải được các công ty kiểm toán độc lập và tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố hàng năm. Hơn nữa, Trung tâm sẽ duy trì danh sách đen những thành viên có kết quả tín dụng yếu kém, có báo cáo các cơ quan hữu quan. Nếu thành viên nào có nguy cơ sẽ áp dụng một số biện pháp như gia tăng số lượng và tần suất báo cáo tài chính; nâng mức ký quỹ duy trì; mức ký quỹ trên vốn cao hơn; giảm hạn mức trạng thái mở….
- Ký quỹ
Tầng bảo vệ thứ 2 là ký quỹ ban đầu, áp dụng cho các thành viên tham gia giao dịch khi có phát sinh trạng thái mua bán trên Sàn giao dịch. Đây là mức được thay đổi thường xuyên tùy thuộc vào sự biến động thị trường… Khi thiếu hụt cần bổ sung trong khoảng thời gian nhất định, nếu vượt ngưỡng quy định thì vị thế hiện có của thành viên đó sẽ bị đóng hoặc tất toán tránh tổn thất xảy ra. Thường thì mức biến động càng lớn thì mức ký quỹ càng cao và mối tương quan giữa các hàng hóa cơ bản cũng là yếu tố quan trọng để xét tăng hoặc giảm ký quỹ.
Mức xử lý được áp dụng khi tỷ lệ ký quỹ giảm dưới mức quy định, các thành viên là tổ chức môi giới sẽ cho nhau một ngày hoặc 2 ngày để nộp thêm ký quỹ, vượt thời hạn này sẽ được quyền cắt giảm hoặc xử lý toàn bộ tài sản. Riêng đối với thành viên bù trừ yêu cầu nộp ký quỹ ngay trong ngày giao dịch. Do bởi ICE cũng không muốn sử dụng tài sản của mình để bù đắp khi mất khả năng thanh toán xảy ra của các thành viên nên họ quản lý khá chặt chẽ thông qua qua hệ thống cảnh báo liên tục và buộc các thành viên bù trừ phải nộp ký quỹ trong ngày.
- Quỹ bảo đảm
Ngoài khoản tiền margin ký quỹ phải nộp, các thành viên bù trừ phải duy trì Quỹ Bảo đảm nhằm gia tăng việc bảo vệ khi chính tổ chức đó bị phá sản. Mỗi thành viên được yêu cầu đóng góp vào quỹ này dựa trên rủi ro có thể gây ra cho Trung tâm thanh toán và dịch vụ bù trừ. Hiện nay, có 3 loại Quỹ Bảo đảm dành cho 3 loại hình giao dịch bao gồm Quỹ bảo đảm cho giao dịch quyền chọn và tương lai; Quỹ bảo đảm dành cho giao dịch hoán đổi CDS (Credit Defaut Swap); Quỹ bảo đảm ngoại tệ (FX).
Dùng vốn tự có của ICE
ICE đóng góp một lượng vốn tự có trước mọi yêu cầu pháp lý để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ. Theo đó, ICE cam kết sử dụng nguồn vốn tự có để bảo lãnh đóng góp quỹ cho các thành viên tham gia bù trừ. Bắt đầu vào tháng 3 năm 2018, một số sàn giao dịch của ICE cũng được yêu cầu thực hiện các khoản đóng góp vào quỹ bình ổn trong trường hợp có thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán. Khoản đóng góp được tính trên mỗi sàn dựa trên rủi ro bù trừ của các hợp đồng trên sàn đó, với mức đóng góp tối thiểu là 10 triệu đô la Mỹ cho mỗi sàn. Các khoản đóng góp của thành viên thanh toán bù trừ dựa trên quy mô rủi ro tương ứng với khối lượng hợp đồng mở, giao dịch, đánh giá tín nhiệm…mà mỗi thành viên thanh toán bù trừ dự kiến xảy ra gây ảnh hưởng đối với sàn.
Tính đến ngày 1 tháng 9 năm 2019, ICE đã đóng góp tổng cộng 354 triệu đô la Mỹ vốn tự có của nó. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đánh giá cao rằng ngoài những đóng góp trên, ICE đã đầu tư đáng kể vào công nghệ, quy trình hoạt động thanh toán bù trừ trong nhiều năm qua và nhằm giảm thiểu nguy cơ vỡ nợ của các thành viên tham gia. Ngoài ra, ICE cũng duy trì lượng vốn hoạt động đáng kể tại các cơ quan thanh toán bù trừ với tổng cộng hơn một tỷ đô la Mỹ.
Quyền yêu cầu xử lý tổn thất (Powers of assessment)
ICE có quyền gọi thêm sự đóng góp của thành viên khi có kết quả giám định cuối cùng. Mức gọi thêm có thể bằng hoặc gấp đôi mức đóng góp quỹ bảo đảm dựa vào mức độ tổn thất của thành viên vỡ nợ.
Phòng đào tao SACT