Thị trường giao dịch hàng hóa tập trung tại Việt Nam dù còn rất mới nhưng trên thế giới, mô hình này đã có mặt rất lâu đời. Điều đó một phần chứng minh thị trường hàng hóa là một thị trường với đầy đủ tính pháp lý, đã có những thành công nhất định trong việc tạo ra sân chơi tài chính cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới hàng trăm năm nay. Song, còn khẳng định được rằng, sân chơi này còn rất nhiều tiềm năng khi chỉ mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vài năm gần đây. Nắm được tâm lý các nhà đầu tư muốn tìm hiểu kỹ càng về các thị trường trong nước cũng như quốc tế, đội ngũ SACT đã biên soạn lại phần 2 của cuốn sách “Kiến thức cơ bản về giao dịch hàng hóa”. Mong rằng nguồn tài liệu này sẽ là công cụ để các nhà đầu tư vững vàng thêm về mặt kiến thức trước khi tham gia vào thị trường.
Tại Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21, đã có nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình giao dịch hàng hóa kỳ hạn thông qua sàn giao dịch như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều, sắt, thép…Trong đó, khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng hóa được thực hiện. Một số quy định đã được chuẩn hóa theo quy định của sản phẩm phái sinh nhưng vẫn chưa phù hợp. Ngoài ra, BCCE chưa có các biện pháp hỗ trợ giao dịch và dẫn đến thất bại. Hiện nay, giấy phép thành lập và hoạt động của BCCE đã hết hiệu lực và không còn chức năng hoạt động như Sở giao dịch hàng hóa.
Sàn Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom – STE)
Tháng 03/2010, STE được thành lập bởi Công ty Cổ phần giao dịch Hàng hóa Sài Gòn Thương Tín với hai loại mặt hàng là đường thô và đường tinh. Là sàn ra đời sau với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Sacombank ở trang bị và hệ thống khách hàng, nhưng các giao dịch phái sinh hàng hóa tại STE vẫn chưa thể phát triển. Qua 8 tháng hoạt động, khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ khoảng 10 tấn đường. Những tháng sau đó, sàn giao dịch gần như dừng hoạt động vì không phát sinh thêm giao dịch từ phía người bán.
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX)
Thành lập tháng 09/2010, VNX là Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Công Thương cấp Giấy phép thành lập. VNX chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2011. Khắc phục nhược điểm của các sàn đi trước, VNX đã tiếp xúc với các doanh nghiệp cà phê, cao su, thép để lắng nghe ý kiến của những người trong ngành và xây dựng sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, do chưa được giao dịch liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài nên thị trường không hấp dẫn nhà đầu tư và tính thanh khoản thấp. Do vậy, tháng 8/2012, VNX đã tạm dừng hoạt động.
Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tạo ra nhiều đột phá, mở ra các cơ hội liên thông và giao thương quốc tế, cũng như cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động được thông suốt cho đến nay.
Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 486/GP- sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).
Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP. Các sản phẩm giao dịch tại MXV là những mặt hàng chủ lực, sản phẩm thế mạnh, có nhu cầu phòng vệ và đầu tư, nhận được sự quan tâm đặc biệt tại thị trường Việt Nam.
Một số thị trường giao dịch hàng hóa tập trung trên thế giới
Hàng hóa được giao dịch tại các sở giao dịch trên thế giới thường được giao dịch dưới hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn. Theo phân loại của Hiệp hội giao dịch kỳ hạn Thế giới (FIA), hàng hóa là tài sản cơ sở trong các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn được chia thành các nhóm: Năng lượng, Nông sản, Kim loại.
Theo số liệu thống kê từ FIA, trong năm 2020, khối lượng giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn đối với hàng hóa chiếm 17% tổng khối lượng, trong đó mặt hàng năng lượng chiếm tỷ trọng cao nhất là 39%, theo sau là nông sản chiếm 31% và kim loại chiếm 30%.
Về khối lượng giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa, theo số liệu thống kê của Hiệp hội các sở giao dịch quốc tế (WFE), khối lượng giao dịch trên các Sở giao dịch tại Trung Quốc chiếm 57.30% trong tổng khối lượng giao dịch trên toàn cầu. Khối lượng giao dịch tại Mỹ thấp hơn khá nhiều, chỉ chiếm khoảng 15.99%. Trái lại, đối với hợp đồng quyền chọn hàng hóa, khối lượng giao dịch trên các Sở giao dịch tại Mỹ chiếm tới 60.39%. Theo sau là Trung Quốc với 13.52% và Singapore với 1.87%
Thị trường Mỹ
Thị trường hàng hóa phái sinh Mỹ có bề dày lịch sử hơn 160 năm, trong đó Sở giao dịch hàng hóa New York (NYBOT) chuyên để giao dịch các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn về đường, bông, cà phê, ca cao, cam, lãi suất, tiền tệ và các chỉ số. NYBOT hiện là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Sở giao dịch liên lục địa ICE.
Sở giao dịch chứng khoán New York có nguồn gốc từ năm 1870 với tên gọi Sở giao dịch bông New York (NYCE). Vào năm 1998, NYBOT trở thành công ty mẹ của cả NYCE và Sở giao dịch cà phê, đường, ca cao (CSCE), và ngày nay các Sở giao dịch này làm chức năng bộ phận cho NYBOT. Trước vụ sáp nhập, NYBOT là một công ty tư nhân được thành lập bởi Tom Green và Alfredo Wiliams. Hiện tại, NYBOT được giám sát bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC), một cơ quan độc lập của chính phủ Mỹ.
Có thể thấy sự thành công trong giao dịch phái sinh của Mỹ là do nhiều yếu tố, trong đó nổi bật có năng lực sáng tạo sản phẩm, công tác đào tạo kiến thức và hướng công chúng tới sản phẩm.
Hai sở giao dịch hàng hóa lớn tại Mỹ gồm Sở giao dịch CME và Sở giao dịch ICE US đều nằm trong nhóm 10 sở giao dịch hàng hóa có khối lượng giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn hàng hóa lớn nhất. Trong năm 2020, khối lượng giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn trên các sở giao dịch hàng hóa tại Mỹ chiếm 15.99% tổng khối lượng toàn cầu. Đặc biệt, khối lượng giao dịch hợp đồng quyền chọn tại các sở giao dịch hàng hóa tại Mỹ chiếm hơn 60% tổng khối lượng giao dịch trên toàn cầu.
CME Group là sự sáp nhập của nhiều sở giao dịch thành viên như New York Mercantile Exchange (NYMEX), Chicago Board of Trade (CBOT) hay Commodity Exchange (COMEX) nhằm mục đích tăng tính cạnh tranh và quy mô năng lực của các sở hàng hóa Mỹ trong cán cân với các quốc gia khác như Nga và Trung Quốc.
CME Group, theo số liệu công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng có quy mô:
- Doanh thu năm 2021 (Revenue): 4,689.70 triệu USD
- Lợi nhuận ròng năm 2021 (Net income): 2,636.40 triệu USD
- Vốn hóa thị trường năm 2021 (Market Capitalization): 81,198.79 4,689.70 triệu USD
Các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn có khối lượng giao dịch lớn nhất được niêm yết trên các sở giao dịch tại Mỹ bao gồm:
- Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Dầu thô WTI niêm yết trên daily Sở NYMEX.
- Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Khí gas tự nhiên niêm yết trên Sở NYMEX.
- Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Vàng niêm yết trên Sở COMEX
Thị trường châu Âu
Sở Giao dịch LIFFE (sau này là ICE EU)
Năm 1982, Sở giao dịch hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn Quốc tế Luân Đôn (LIFFE) được thành lập với các sản phẩm phái sinh lãi suất và tiền tệ. Đến năm 1992, LIFFE sáp nhập với Sở giao dịch quyền chọn Luân Đôn (LTOM). Năm 1996, LIFFE tiếp tục sáp nhập với Sở giao dịch hàng hóa (LCE) và cung cấp cho thị trường các loại sản phẩm phái sinh bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn đối với tiền tệ, chứng khoán vốn và hàng hóa. Năm 2002, LIFFE trở thành thành viên của Euronext và là mảng giao dịch phái sinh của Euronext. Năm 2007, NYSE Euronext (NYX) được hình thành từ việc sáp nhập Euronext với NYSE Group.
NYX bao gồm 8 sở giao dịch tại 6 quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Bồ Đào Nha, hoạt động trên hai lĩnh vực chứng khoán vốn và chứng khoán phái sinh. Xét về hệ thống luật pháp, mỗi thành viên của NYX vừa phải tuân theo luật của nước sở tại và đồng thời phải tuân theo những quy định chung của tập đoàn. Mỗi thị trường có những quy định riêng về chi tiết hợp đồng, do vậy không thể và không nên có một quy định chung cho các thị trường của NYX.
Tại Anh, LIFFE chịu sự giám sát trực tiếp của Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính FSA, một tổ chức độc lập không trực thuộc chính phủ và hoạt động theo Luật thị trường và dịch vụ tài chính 2000. Song song đó, do là thành viên của NYX, nên LIFFE cũng phải tuân theo những quy định chung của Euronext như Quy định về thị trường các công cụ tài chính MiFID và những quy định tại Quy định 1, trong đó bao gồm những quy định chung cho tất cả 5 thị trường phái sinh ở châu Âu thuộc Euronext. Tại châu Âu, ngoài sở giao dịch tại Luân Đôn thì LIFFE còn có các sở giao dịch tại Amsterdam, Brussels, Lisbon, Paris.
Trên thị trường London, người mua và người bán không gặp gỡ trực tiếp với nhau mà giao dịch qua trung gian, môi giới là các công ty môi giới, các ngân hàng, định chế tài chính. Công cụ chủ yếu trên thị trường này là các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hàng hóa của Euronext.liffe được thực hiện giao dịch trên hệ thống LIFFE connect, tạo cơ hội cho các thành phần được tiếp cận thị trường vào bất cứ thời điểm nào với tốc độ nhanh nhất. Tất cả các giao dịch của LIFFE đều được thực hiện qua hệ thống giao dịch LIFFE CONNECT, hệ thống được Sở tự thiết kế và phát triển. Sau này, LIFFE đổi tên thành Intercontinental Exchange, viết tắt là The ICE. The ICE có phân nhánh ở khắp nơi trên thế giới như: Anh, Mỹ, Singapore, Canada…
The ICE, theo số liệu công bố rộng rãi trên các phương tru. đại chúng có quy mô:
- Vốn hóa năm 2021 (Market Capitalization): 65,402,88 triệu USD
- Doanh thu năm 2021 (Revenue): 7,146.00 triệu USD
- Lợi nhuận ròng năm 2021 (Net income): 4,058.00 triệu USD
Sở Giao dịch Kim loại London (LME)
Sở Giao dịch Kim loại London (London Metal Exchange – LME) được thành lập năm 1887, có trụ sở tại Thủ đô London, Vương Quốc Anh.
LME hiện đang là sở giao dịch kim loại lớn nhất trên thế giới với khối lượng giao dịch và tính thanh khoản vượt trội so với các sở giao dịch khác, đặc biệt đối với những mặt hàng kim loại công nghiệp như: đồng, nhôm, thiếc, kẽm, niken, chì… Riêng trong năm 2020, 155 triệu hợp đồng kim loại được giao dịch tại LME, giá trị tương đương 11.6 nghìn tỷ USD.
Thị trường Trung Quốc
Ba sở giao dịch hàng hóa lớn nhất tại Trung Quốc bao gồm Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, Sở giao dịch hàng hóa Trịnh Châu, Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên đều nằm trong nhóm 10 sở giao dịch hàng hóa có khối lượng giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn hàng hóa lớn nhất. Đáng chú ý nhất, khối lượng giao dịch các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn trên các sở giao dịch hàng hóa tại Trung Quốc chiếm hơn 57% tổng khối lượng giao dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và quyền chọn đối với các mặt hàng nông sản, kim loại niêm yết trên các sở giao dịch tại Trung Quốc đều nằm trong nhóm các hợp đồng có khối lượng giao dịch lớn nhất.
Các nguyên nhân khiến những hoạt động giao dịch hàng hóa và khối lượng giao dịch tại Trung Quốc tăng và chiếm phần lớn khối lượng giao dịch toàn cầu gồm:
- Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 12,7% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản vào năm 2010 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Hoạt động giao dịch hàng hóa tại Trung Quốc. Tầm quan trọng của các sở giao dịch hàng hóa tại Trung Quốc ngày tin đồn càng được nâng cao. Các sở giao dịch phái sinh hàng hóa tại Trung Quốc hiện đang nắm giữ vai trò quan trọng cho các lĩnh vực công nghiệp tại đây.
Thị trường Singapore Tại Singapore
Sở giao dịch Singapore (SGX) và Sở giao dịch ICE Singapore niêm yết các hợp đồng phái sinh hàng hóa. Trong năm 2020, khối lượng giao dịch tại SGX đạt hơn 4 triệu hợp đồng, xếp thứ 10 trong số 15 sở giao dịch hàng hóa có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới.
Thị trường Việt Nam
Tại Việt Nam, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia đầu tiên do Bộ Công Thương cấp phép. MXV thực hiện tất cả các nghiệp vụ thị trường bao gồm giao dịch, bù trừ và chuyển giao thanh toán, đảm bảo đồng bộ, tránh tách biệt giữa hoạt động giao dịch và bù trừ. MXV có những chức năng chính sau: Bảo hiểm giá, tạo lập thị trường, thu thập và phổ biến thông qua thị trường và phân loại hàng hóa, giống như xu hướng của các thị trường phái sinh hàng hóa trên thế giới, bên cạnh một kênh đầu tư an toàn hiệu quả.
Hiện nay, MXV đang niêm yết giao dịch 38 sản phẩm hàng hóa thuộc các nhóm nông sản, nguyên liệu, kim loại, năng lượng Năm 2021, tổng khối lượng giao dịch qua MXV là 824,166 hợp đồng với giá trị khoảng 805,000 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng giao dịch 68,681 hợp đồng với giá trị khoảng 67,000 tỷ đồng/tháng. Khối lượng giao dịch trung bình phiên là 3,170 hợp đồng với giá trị khoảng hơn 3,000 tỷ đồng/phiên.
Nghị định 51/2018/NĐ-CP cho phép các sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam kết nối liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, tạo tiền đề cho sự phát triển thị trường giao dịch hàng hóa tập trung ở Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, MXV đã liên thông trực tiếp với 6 sở giao dịch hàng hóa uy tín hàng đầu thế giới bao gồm: Sở Giao dịch Kim loại London – London Metal Exchange (LME); Sở giao dịch hàng hóa Chicago – CME Group (bao gồm các Sàn giao dịch CBOT, CME, COMEX, NYMEX); Sở Giao dịch liên lục địa ICE (bao gồm các Sàn giao dịch ICE US, ICE EU, ICE Singapore); Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange – OSE; Sở giao dịch hàng hóa Singapore – SGX và Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives, mở cánh cửa cho nhà đầu tư trong nước đến với thị trường giao dịch hàng hóa quốc tế.
Quy mô thị trường giao dịch hàng hóa tập trung
Theo số liệu cập nhật trong báo cáo mới nhất của WFE (World Federation of Exchanges) năm 2020, khối lượng giao dịch hàng hóa tăng 34.1% so với năm 2019, chạm mức 9.1 tỷ hợp đồng năm 2020
Trong các giao dịch phái sinh với các tài sản cơ sở khác nhau, thì giao dịch hàng hóa kỳ hạn là tài sản được giao dịch nhiều thứ hai trên toàn thế giới, với thị phần chiếm 19.4%, bằng một nửa so với giao dịch cổ phiếu, và bằng các loại giao dịch khác cộng lại. Khối lượng giao dịch năm 2020 tăng trưởng mạnh 34.4% giao dịch quyền chọn hàng hóa cũng có xu hướng tăng mạnh, chiếm 26.2% so với cùng kỳ năm trước.
Tất cả các khu vực đều có sự tăng trưởng như: các nước châu Mỹ (Americas) là 0.64%, khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) chiếm tới 46.95% và nhóm châu Âu và châu Phi là 23.87%. Lượng các giao dịch hàng hóa lớn nhất được thực hiện tập trung ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 67.94%.
Biểu đồ 2: Khối lượng giao dịch hàng năm
Biểu đồ 3: Tỷ trọng Khối lượng giao dịch theo khu vực
Trên thế giới chỉ có một số ít các sở giao dịch hàng hóa có giao dịch lớn, tuy nhiên chỉ tính riêng ba sở giao dịch hàng hóa gồm: Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange), Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên (Dalian Commodity Exchange) và Sở giao dịch hàng hóa Trịnh Châu (Zhengzhou Commodity Exchange) chiếm tới hơn nửa tổng khối lượng giao dịch toàn thế giới. Đứng thứ tư là CME Group của Mỹ, khối lượng giao dịch còn lại, nhưng thực tế giá trị giao dịch hàng hóa mua bán và luân chuyển của CME Group lại lớn nhất thế giới, lớn hơn nhiều so với các sở giao dịch của Trung Quốc cộng lại. Do đó về quy mô, Sở giao dịch hàng hóa CME Group vẫn là sở giao dịch lớn nhất thế giới.
Sự bành trướng và phát triển của các sở giao dịch hàng hóa Trung Quốc cho thấy, tham vọng của nước này trong cuộc đua về kinh tế và mong muốn tạo lập, làm chủ thị trường hàng hóa một cách có chiều sâu, trong sạch và lành mạnh hóa các giao dịch tập trung với sự có mặt của một số ít sở giao dịch hàng hóa hoạt động sôi động trong một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ để đảm bảo lợi ích quốc gia tối đa của họ, cạnh tranh trực tiếp với Mỹ.
Đáng chú ý, trong số các số liệu của các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, đứng đầu có Trung Quốc và sau đó là Nga, hai nước có sự tập trung cao độ về giao dịch qua thị trường tập trung – mô hình sở giao dịch hàng hóa, với sự tăng trưởng lần lượt là 50% và 30% về khối lượng giao dịch với cùng kỳ năm 2019.
Cũng theo báo cáo của WFE năm 2020
Năm 2020, các số liệu chính của hàng hóa nông sản và năng lượng chiếm lần lượt 35.8% và 30.5% trong khối lượng giao dịch toàn cầu. Trong khi đó, khối lượng giao dịch năng lượng có liên quan giảm 11.5%, phần còn lại đều có sự tăng trưởng. Nông sản tăng 46.3% và kim loại thường 1.1%, trong khi kim loại quý tăng 84.5%. Các mặt hàng không thuộc nhóm nào tăng 75.7%.
Biểu đồ 4: Tỷ trọng khối lượng theo tài sản cơ sở năm 2019 và 2022
Biều đồ 5: Tỷ trọng khối lượng giao dịch theo nhóm hàng hóa và khu vực
Các phương thức lấy số liệu theo hạt, dạng chi tiết nhất cho phép có thể phân loại ra được các dạng hàng hóa khác nhau theo các nhóm được phân loại dưới đây:
Nông sản
Giao dịch của thị trường nông sản tăng mạnh ở thị trường châu Á – Thái Bình Dương tới 69.5%, chiếm 80.3% khối lượng giao dịch được thực hiện. Ở khu vực châu Mỹ, chỉ có 19% giao dịch được thực hiện và giảm 2.3%. Khu vực châu Âu và châu Phi giảm 52.1% so với 2019.
Năng lượng
Bao gồm cả các hợp đồng khí thải (emission), ethanol và methanol, và các sản phẩm năng lượng có liên quan.
Thị trường giao dịch năng lượng sụt giảm 30.4% ở khu vực châu Âu và châu Phi, nơi chiếm tới 37.6% giao dịch được thực hiện, trong khi đó khu vực châu Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương có sự tăng trưởng lần lượt 1.2% và 10.8%. lượt 1.2% và 10.8%.
Kim loại (bao gồm kim loại quý và kim loại cơ bản)
Khối lượng cơ bản có mức giao dịch giảm 11.9% ở các nước châu Âu và châu Phi, trong khi đó tăng nhẹ ở hai khu vực còn lại. Giao dịch tập trung vẫn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm tới 69.6%.
Các dạng khác
Khối lượng giao dịch của các hàng hóa này cũng tăng mạnh trong năm 2020 so với năm 2019.