Kết tuần giao dịch từ ngày 05/09 đến 09/09/2022 cho thấy sự tăng giá của hầu hết của các mặt hàng kim loại. Trong đó ấn tượng nhất quặng sắt tăng +6,63%; tiếp đó là bạch kim tăng +5,51%, đồng tăng +4,66%… Điều này được lý giải từ nhu cầu tăng lên mạnh của nghành công nghiệp vật liệu Trung quốc tăng lên mạnh do biện pháp kích thích kinh tế gần đây của chính phủ. Các dự án phát triển xây dựng hạ tầng và các dự án bất động sản cam kết khởi động trở lại trong đầu tháng 10 để giải quyết các vấn đề trong cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc.

Các mặt hàng năng lượng tuy có phiên hồi phục ấn tượng cuối tuần do hưởng lợi từ đồng đô la giảm mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu(ECB) quyết định tăng lãi suất 75 điểm cơ bản, tuy nhiên cả tuần vẫn kết thúc với sắc đỏ. Trong đó giảm mạnh nhất là khí tự nhiên do nguồn cung tăng lên, dự trữ cũng tăng trong khi nhu cầu đang yếu đi ở Mỹ. EIA báo cáo đã bổ sung 54 tỷ feet khối (bcf) khí để lưu trữ vào tuần trước. Theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv, sản lượng khí trung bình ở 48 bang của Hoa Kỳ ( ngoại trừ Alaska và Hawaii ) đã tăng lên 99,2 tỷ feet khối cho đến nay trong tháng 9 sơ với mức kỷ lục 98,0 tỷ feet khối trong tháng 8. Nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, dự kiến sẽ giảm xuống còn 93,3 tỷ feet khối vào tuần tới sơ với 97,4 tỷ feet khối trong tuần này. Ngoài ra, Freeport LNG tuyên bố sẽ trì hoãn việc khởi động lại nhà máy xuất khẩu Quintana của mình vào tháng 11, để lại nhiều khí đốt hơn ở Mỹ cho các tiện ích và để bơm vào kho dự trữ cho mùa đông tới.
Cũng hưởng lợi từ từ đồng đô la giảm mạnh, nhưng các mặt hàng nông sản có sự tăng – giảm trái chiều. Trong chiều tăng, ấn tượng nhất là lúa mì tuần qua tăng +7.18% sau khi Tổng thống Nga Putin chỉ trích thỏa thuận do Liên Hợp Quốc làm trung gian với Ukraine về việc thiết lập một hành lang an toàn cho buôn bán ngũ cốc qua Biển Đen. Lo ngại về thỏa thuận hành lang xuất khẩu tan rã làm sự gián đoạn nguồn cung từ một trong những nhà xuất khẩu lớn của thế giới khiến giá lúa mì tăng mạnh. Tuần qua; ngô cũng có đà tăng tốt +4.44%. Theo báo cáo dầu khi hàng tuần do EIA phát hành tuần qua; tồn kho ethanol giảm gần 400,000 thùng so với tuần trước, về mức thấp nhất kể từ cuối tháng 6, trong khi sản lượng tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu sử dụng ngô để sản xuất ethanol sẽ tiếp tục được cải thiện trong tuần tới và là yếu tố hỗ trợ giá ngô tăng trong trung hạn.
Trong chiều giảm, đậu tương giảm-1,90% do thông tin USDA dự báo về nhu cầu nhập khẩu từ Trung quốc sụt giảm trong khi CONAB dự báo sản lượng đậu tương của Brazil là 125,55 triệu tấn tăng so với dự báo của họ trong tháng 8.