Phương pháp hedging là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ đầu tư khỏi biến động giá cả không lường trước. Vậy phương pháp bảo hiểm giá Hedging là gì, hãy cùng hanghoaphaisinh tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Hedging là gì?
Hedging là một kỹ thuật giao dịch giúp các nhà đầu tư có thể hạn chế tối đa rủi ro và bảo vệ tài sản của mình trước các biến động của thị trường. Khi thực hiện phương pháp Hedging, Nhà đầu tư sẽ phải thực hiện 2 lệnh giao dịch có cùng khối lượng giao dịch và hai lệnh phải trái nghịch nhau.
Phương pháp hedging cho phép các nhà đầu tư xây dựng chiến lược bảo vệ với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực từ những yếu tố không mong muốn. Điều này được thực hiện thông qua việc mua bán các công cụ tài chính phụ, như hợp đồng tương lai, tùy chọn, hoặc các phương tiện tương tự, để hạn chế rủi ro và bảo vệ giá trị của tài sản.
Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng biến động và không chắc chắn, việc áp dụng phương pháp hedging là một cách hiệu quả để bảo hiểm giá hàng hóa và tối ưu hóa lợi nhuận. Bằng cách sử dụng các công cụ hedging, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro tổng thể và tận dụng cơ hội trong môi trường thị trường phức tạp.
Các phương pháp Hedging trong đầu tư hàng hóa
Trong một số trường hợp, Hedging thực sự là phương án tuyệt vời cho các Nhà đầu tư và thực tế nó cũng đáng được rất nhiều các chuyên gia áp dụng. Dưới đây là một vài phương án giao dịch Hedging phổ biến.
Phương án Hedging trực tiếp
Với các nhà đầu tư mới bắt đầu tìm hiểu và đầu tư vào thị trường tài chính thì phương án Hedging trực tiếp khá là phù hợp, bởi đây là hình thức đơn giản nhất.
Với phương án Hedging trực tiếp các Nhà đầu tư có thể thực hiện mua và bán trên cùng một cặp ngoại tệ nào đó trong cùng khoảng thời gian. Ví dụ:
Trên sàn giao dịch, bạn lựa chọn cặp ngoại tệ USD/EUR vì theo dự đoán cặp ngoại tệ này đang có xu hướng tăng, nên bạn đặt lệnh MUA một khối lượng hàng hóa nhất định với cặp ngoại tệ này. Tuy nhiên, ngay sau đó bạn nhận thấy đồng USD có vẻ giảm bạn sẽ ngay lập tức đặt lệnh BÁN cho khối lượng hàng đã mua bằng USD/EUR trước đó. Khi đó có 2 trường hợp có thể xảy ra:
- TH1: Tỷ giá USD/ERO giảm lệnh MUA của bạn có lãi và lệnh BÁN sẽ lỗ. Khi đó, bạn có thể lựa chọn đóng lệnh BÁN và lệnh MUA sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn còn bạn sẽ mất một khoản phí cho lệnh BÁN.
- TH2: Nếu tỷ giá USD/ERO tăng nghĩa là lệnh BÁN của bạn có lãi và lệnh MUA đang lỗ. Khi đó, nếu bạn nhận thấy việc biến động của đồng USD chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì có thể chờ cho tỷ giá đó tăng lên để đóng lệnh BÁN và chốt lãi và trong trường hợp này bạn sẽ có lời ở cả 2 lệnh còn ngược lại thì bạn sẽ phải chịu lỗ từ lệnh MUA tuy nhiên cũng sẽ được lãi từ lệnh BÁN bù vào một chút.
Phương án Hedging cho các cặp tiền tệ khác nhau
Ngược lại với phương án trên, với việc áp dụng Hedging cho các loại tiền tệ khác nhau là cách dùng một cặp tiền tệ khác để làm tấm chắn bảo vệ cho cặp tiền tệ mà bạn muốn bảo vệ. Để thực hiện phương án này, đầu tiên các nhà đầu tư cần chọn ra 1 cặp tiền tệ có mức tương quan chặt chẽ với cặp tiền mà nhà đầu tư muốn giao dịch.
Nếu cặp tiền tệ bảo vệ với cặp mà Nhà đầu tư lựa chọn có cùng xu hướng thì Nhà đầu tư cần thực hiện 2 lệnh đối nghịch nhau. còn ngược lại thì cần thực hiện 2 lệnh giống nhau. Nhà đầu tư có thể sử dụng thêm công cụ cho việc xác định mối tương quan giữa các cặp tiền tệ đó là ma trận tương quan (Correlation Matrix)
Phương án Hedging cho hợp đồng quyền chọn
Với việc sử dụng phương án hedging cho hợp đồng quyền chọn, Nhà đầu tư cần quan tâm tới các vị thế đối ứng như sau:
- Nếu vào lệnh MUA thì thự hiện Hedging bằng cách “BÁN quyền chọn MUA” hoặc “MUA quyền chọn BÁN”
- Nếu vào lệnh BÁN thì thực hiện Hedging bằng cách “BÁN quyền chọn BÁN” hoặc “MUA quyền chọn MUA”
Lưu ý khi sử dụng bảo hiểm Hedging
Có thể thấy Hedging là phương pháp giúp Nhà đầu tư có thể giảm thiểu được rủi ro. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý khi sử dụng phương pháp này.
Không nên quá lạm dụng Hedging vì việc mua bán không có mục tiêu sẽ làm rối loạn thị trường hàng hóa, dần bị biến tướng thành các giao dịch vô ý thức.
Hedging là phương pháp có mất phí vì khi dùng Hedging bạn sẽ phải mở 2 lệnh MUA và BÁN cùng lúc nên sẽ chịu 2 khoản phí giao dịch. Chính vì thế các Nhà đầu tư cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng khi sử dụng Hedging. Bởi nếu tính toán hợp lý thì lợi nhuận thu về hoàn toàn có thể bù đắp cho phí đã mất đi trước đó.
Không phải sàn giao dịch nào cũng cho phép sửu dụng Hedging, vì thế Nhà đầu tư cần tìm hiểu cả thông tin về sàn đó để đề phòng trước các vấn đề có thể xảy ra gây bất lợi cho quá trình đầu tư.
Nên sử dụng Hedging cho các cặp tiền tệ ít biến động, vì như vậy sẽ khiến mức rủi ro sẽ được đưa xuống thấp nhất.
Khi sử dụng Hedging cho các cặp tiền tệ khác nhau thì xác suất tương quan nghịch đảo sẽ không thể tuyệt đối 100%, nên hãy cẩn thận khi giao dịch bởi dự đoán có thể sai lệch.
Hãy kiên nhẫn chờ các tín hiệu từ thị trường để có thể nắm bắt và đưa ra những phán đoán chính xác, đặc biệt là giai đoạn chọn đặt lệnh giữa 2 phương án.
Phương pháp Hedging là một công cụ sẽ phát huy hiệu quả với những Nhà đầu tư đã có tìm hiểu thật kỹ về Hedging, nên để có thể vận dụng thật tốt, các Nhà đầu tư hãy tham khảo các thông tin cũng như lưu ý mà Hàng Hóa phái sinh SACT đã cung cấp trên đây. Mong rằng với những thông tin từ SACT, Nhà đầu tư sẽ có thêm nguồn kiến thức và thông tin để đầu tư hiệu quả.
Xem thêm: