Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

NẾN NHẬT – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT


Thời đại đầu tư tài chính lên ngôi, chắc chắn những biểu đồ giá cổ phiêu, giá dầu, giá hàng hoá là thứ bạn sẽ nhìn thấy khá nhiều thông qua các phương tiện truyền thông như: tivi, mạng xã hội, youtube, tiktok,…. Và hầu hết các biểu đồ này đều được thể hiện dưới dạng biểu đồ được gọi là “nến nhật”.

Tuy nhiên, bạn có thắc mắc là: những biểu đồ xanh xanh đỏ đỏ đó thể hiện điều gì? Tại sao mỗi khi thị trường xuất hiện những thứ được gọi là “cây nến” thì cảm xúc của những nhà đầu tư lại có những sự trái ngược nhau đến thế?

Chủ đề hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc về câu hỏi: Nến Nhật là gì?

NẾN NHẬT LÀ GÌ?

Nguồn gốc Nến Nhật

Vào thế kỷ 18, một doanh nhân Nhật Bản giàu có tên là Munehisa Homma, đã phát triển một phương pháp phân tích kỹ thuật để phân tích giá của các hợp đồng gạo (cho dù thời điểm này vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về Phân tích kỹ thuật). Ngày nay kỹ thuật này được gọi là biểu đồ nến Nhật và được sử dụng rộng rãi cho việc vẽ biểu đồ cổ phiếu. 

Munehisa Homma - Ông tổ nến Nhật
Munehisa Homma – Ông tổ nến Nhật

Homma, đến từ Sakata, Nhật Bản bắt đầu giao dịch tại sàn giao dịch gạo địa phương vào khoảng năm 1750. Ông lưu giữ hồ sơ về việc học hỏi tâm lý thị trường để tăng lợi nhuận của mình bằng cách theo dõi cẩn thận giá cả và không lao vào giao dịch.

Homma được coi là Ông tổ của nến Nhật vì nghiên cứu của ông về nhận dạng mô hình giá. Homma được ghi nhận là người đã phát minh ra kỹ thuật nghiên cứu mà sau này trở thành cơ sở cho việc giao dịch hàng hoá hay đầu tư ở Nhật Bản.

Steve Nison - Người nâng tầm và đưa biểu đồ nến Nhật đến với nhà đầu tư toàn thế giới
Steve Nison – Người nâng tầm và đưa biểu đồ nến Nhật đến với nhà đầu tư toàn thế giới

Steve Nison là một nhà đầu tư và giao dịch hàng hoá, người đầu tiên nhận được chứng chỉ CMT (Chartered Market Technician – Hiệp hội phân tích kỹ thuật của Hoa Kỳ) và là tác giả của những cuốn sách về biểu đồ hình nến nổi tiếng như Chiến lược giao dịch với biểu đồ nến Nhật và Không chỉ là nến Nhật: Kỹ thuật lập biểu đồ mới của Nhật Bản. Trong một lần đi công tác và hợp tác cùng các công ty môi giới tại Nhật, ông đã được tiếp cận với những kiến thức về biểu đồ nến rồi đem những kiến thức này đến với thị trường đầu tư tại châu Âu cũng như Mỹ. Những kiến thức này được chia sẻ thông qua những cuốn sách của ông và được công nhận rộng rãi vào năm 1989 khi ông xuất bản bài báo đầu tiên về phân tích hình nến trên tạp chí Futures.

Người khai sinh ra là một người Nhật và người nâng tầm nó là một người Mỹ.

Khái niệm và cấu tạo Nến Nhật

Biểu đồ hình nến sử dụng dữ liệu giá giống như biểu đồ thanh – Bar Chart (gồm giá mở, giá cao, giá thấp, giá đóng). Tuy nhiên, biểu đồ hình nến được vẽ theo cách dễ nhận biết hơn nhiều, thường giống hình nến có bấc ở cả hai đầu. Mức cao và thấp được mô tả dưới dạng bóng và được vẽ dưới dạng một đường duy nhất.

Học cách đọc biểu đồ hình nến rất dễ dàng. Khoảng giá giữa giá mở cửa và đóng cửa được vẽ dưới dạng hình chữ nhật trên một đường thẳng. Nếu giá đóng ở trên mức mở, phần thân của hình chữ nhật có màu trắng. Nếu thời điểm đóng cửa của ngày thấp hơn mức mở cửa, phần thân của hình chữ nhật có màu đỏ.

Kết cấu của một cây nến Nhật
Kết cấu của một cây nến Nhật

Một cây nến Nhật sẽ gồm:

  • Giá mở: giá bắt đầu của cây nến
  • Giá đóng: giá kết thúc chu kỳ của cây nến (tuỳ các khung thời gian mà cây nến sẽ có chu kỳ khác nhau, vì thế độ lớn các cây nến ở các khung thời gian có sự khác nhau)
  • Bóng nến: dao động của giá trong một chu kỳ của cây nến
  • Giá cao nhất: điểm cao nhất tại bóng nến
  • Giá thấp nhất: điểm thấp nhất tại bóng nến
  • Thân nến: biên độ (độ lớn) của cây nến

Lí do nến Nhật phổ biến trong đầu tư tài chính

Một trong những điểm khác biệt nhất giúp biểu đồ nến Nhật trở thành biểu đồ mang tính “tiêu chuẩn” cho mọi nhà đầu tư nằm ở việc nó có thể cho thấy rất rõ tâm lý của những người mua – bán trong một chu kỳ của cây nến. Và điều này đến từ việc biểu đồ nến Nhật thể hiện được rất rõ mức giá cao/ thấp nhất trong chu kỳ và biên độ cuối cùng của cây nến, khác rất nhiều so với một loại biểu đồ rất được ưa chuộng bởi giới đầu tư Anh Quốc là Bar Chart – chỉ biểu thị giá cao nhất và thấp nhất. Đây là một cải tiến cực đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kể trong việc xác định tâm lý và quyết định hành động mua bán của người đầu tư.

ỨNG DỤNG CỦA NẾN NHẬT TRONG ĐẦU TƯ

Các hình thái nến Nhật:

Nhờ hình thái của nến Nhật mà nhà đầu tư có thể dự đoán được tâm lý thị trường để đưa ra những quyết định đầu tư, nên những mẫu hình nến được tạo ra để giúp nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng tiếp theo của thị trường. Sau đây là những ứng dụng của nến Nhật trong đầu tư tài chính:

Nến tiêu chuẩn

Nến tiêu chuẩn sẽ bao gồm toàn bộ các thành phần cấu tạo của một cây nến Nhật trong một chu kỳ của nó. Thông thường những cây nến này thể hiện một xu hướng tâm lý duy trì ổn định (không mang tính tốt hay xấu mà mang tính duy trì xu hướng tâm lý chính đang dẫn dắt)

Nến tiêu chuẩn (Standard)
Nến tiêu chuẩn (Standard)

Nến Marubozu

Cây nến chỉ có thân nến, giá mở và giá đóng. Cho thấy một lực mua hoặc bán với tâm lý chỉ hoàn toàn tích cực hoặc tiêu cực.

Nến Marubozu
Nến Marubozu

Nến Spinning Tops – Nến con xoay

Cây nến có kết cấu giống nến tiêu chuẩn nhưng thân nến ngắn và có 2 bóng nến dài. Thường sẽ thể hiện diễn biến tâm lý lượng lự, giằng co giữa hai bên mua và bán.

Nến con xoay - Spinning top
Nến con xoay – Spinning top

Nến búa – Hammer

Đây là mẫu hình nến mà chắc chắn nếu bạn là một nhà đầu tư sẽ muốn nhìn thấy nó nhiều trên biểu đồ giá. Nến búa có kết cấu chỉ có thân nến ngắn (màu xanh hoặc đỏ đều được) và bóng nến dài như một cây búa theo đúng nghĩa đen. Trong một số trường hợp nến búa có thể có bóng nến ở trên nhưng bé không đáng kể. Nến búa khi xuất hiện thường được coi là dấu hiệu cho sự đảo chiều của xu hướng giảm, thể hiện rõ tâm lý bên mua đang áp đảo bên bán.

Nến búa - Hammer
Nến búa – Hammer

Nến búa ngược – Inverted Hammer

Tuy là búa ngược lại nhưng tác dụng của nến búa ngược cũng không hề khác so với nến búa thông thường. Nhưng đó là khi mà nến búa ngược có màu xanh và ở trong xu hướng giảm (dấu hiệu đảo chiều) hoặc màu đỏ khi ở xu hướng tăng (dấu hiệu có nhịp điều chỉnh nhẹ để tiếp tục đà tăng).

Nến búa ngược - Inverted Hammer
Nến búa ngược – Inverted Hammer

Nến người treo cổ – Hanging man

Nến người treo cổ và nến búa sẽ khiến nhiều nhà đầu tư dễ bị nhầm lẫn bởi hình thái có thể giống hệ nhau. Tuy nhiên, tính chất của hai loại nến này lại trái ngược hoàn toàn. Nêu nến này xuất hiện ở đoạn cuối xu hướng tăng thì đây là dấu hiệu của việc tạo đỉnh.

Nến người treo cổ - Hanging man
Nến người treo cổ – Hanging man

Nến Sao băng – Shooting Star

Cũng giống như nến người treo cổ và nến búa, nến sao băng và nến búa ngược cũng có hình thái giống hệt nhau và tính chất đối lập nhau. Nến sao băng xuất hiện trong xu hướng tăng và thường là cuối xu hướng đó, báo hiệu cho dấu hiệu tạo đỉnh.

Nến sao băng - Shooting Star
Nến sao băng – Shooting Star

Nến Doji

Là nến mà không có thân nến (thân nến chỉ đơn giản là giá mở và đóng trùng nhau). Theo tiếng Nhật, Doji nghĩa là “chữ thập”, tuy nhiên, miễn là nến không có thân nến và giá mở – đóng trùng nhau thì đều coi là nến Doji, không quan trọng độ dài của bóng nến. Tâm lý nến cũng thể hiện không quá khác biệt với nến con xoay.

Nến Doji
Nến Doji

Nến sao trời – Doji Star

Đây mới là nến “chữ thập” theo đúng nghĩa đen. Độ dài của bóng nến trên và dưới đều ngắn bằng nhau. Thường trường hợp của nến này không quá phổ biến, nhưng khi xuất hiện thường đi kèm với các khoảng gap (trống) giá. Nến sao trời thường thể hiện sự đảo chiều, tuỳ theo hướng gap của nến là phía trên hay phía dưới.

Nến sao trời - Doji Star
Nến sao trời – Doji Star

Nến Doji chân dài – Doji Long Legged

Độ dài của bóng nến trên và dưới đều dài bằng nhau. Thường xuất hiện hơn Doji Star nhưng bản chất cũng không mang nhiều ý nghĩa so với trước đây vì thị trường tài chính đã tiến hoá xa hơn trước đây rất nhiều, nên giá trị của cây nến này trong một xu hướng không thể hiện quá lớn. Chúng cũng mang trong mình tính chất dự báo đảo chiều nhưng không đáng tin cậy. Chỉ nên hiểu ở vùng giá đó trong xu hướng đang có sự cố gắng đảo chiều xu hướng nhưng sớm bị xác nhận lại bởi xu hướng chính.

Nến Doji chân dài - Doji Long Legged
Nến Doji chân dài – Doji Long Legged

Nến Doji chuồn chuồn – Dragonfly Doji

Hình thái gần tương đồng với nến búa, nhưng không có thân nến, giá mở và đóng trùng nhau và bóng nến rất dài phía dưới. Cũng giống như nến búa, nến Doji chuồn chuồn mang tính dự đoán đảo chiều xu hướng giảm nhưng tích cực hơn. Bên cạnh đó vẫn có những trường hợp xuất hiện ở cuôi một xu hướng lên và tiếp tục duy trì xu hướng tăng mở rộng, tuy nhiên trường hợp này thực sự rất hiếm gặp.

Nến Doji chuồn chuồn - Dragon Fly
Nến Doji chuồn chuồn – Dragon Fly

Nến Doji bia mộ – Doji Gravestone

Hình thái nến Doji bia mộ giống hệt nến Doji chuồn chuồn nhưng có hướng ngược lại. Và tính chất của nến Doji bia mộ cũng trái ngược hoàn toàn với Doji chuồn chuồn – dự báo cho đảo chiều xu hướng tăng. Nến Doji bia mộ cũng có trường hợp hiếm gặp là xuất hiện trong xu hướng giảm và tiếp tục xu hướng giảm mở rộng.

Nến Doji bia mộ - Doji Gravestone
Nến Doji bia mộ – Doji Gravestone

Nến Window (Gap)

Là những nến có những khoảng trống (gap) với nhau. Hiện tượng này xảy ra khi kì vọng của người mua hoặc bán là quá lớn khiến giá mở của cây nến xuất hiện các khoảng gap so với giá đóng của của cây nến trước đó. Tuỳ theo nhiều tình huống khác nhau mới có thể xác định được việc gap là tốt hay xấu.

Nến Window (Gap)
Nến Window (Gap)

LƯU Ý KHI ĐỌC HÌNH THÁI NẾN NHẬT:

Chính vì có những loại nến có hình thái giống nhau như nến búa – nến người treo cổ; nến búa ngược – nến sao băng, nên nhà đầu tư chuyên nghiệp không sử dụng chỉ đơn giản mỗi hình thái của nến để đưa ra các dự đoán của mình, mà cần phải kết hợp những chỉ báo kỹ thuật khác đi kèm cũng như một phương pháp tư duy cho mỗi cách giao dịch khác nhau. Vậy nên việc biết những mẫu hình nến mang tính chất giúp nhà đầu tư nhận biết các loại nến, còn trong thực tiễn cần bổ sung thêm những kiến thức phân tích kỹ thuật khác đi kèm để có những nhận định chính xác.

Các mô hình nến Nhật:

Bởi vì bản thân các nến Nhật đứng riêng lẻ không đem lại được một đánh giá toàn diện để có thể đưa ra các phương án giao dịch chính xác mà dễ bị đi theo chiều hướng “đoán mò”, vậy nên những người sử dụng nến Nhật đã tổng hợp theo dõi qua nhiều năm để đúc kết lại thành những mẫu mô hình nến Nhật, giúp cho sự đánh giá xu hướng của giá có sự chính xác cao hơn.

Có 4 loại mô hình nến chủ đạo:

Mô hình nến tiếp tục tăng:

Mô hình nến đảo chiều tăng:

  • Mô hình Bullish Abadoned Baby
  • Mô hình Bullish Belt Hold
  • Mô hình Bullish Breakaway
  • Mô hình Bullish Concealing Baby Swallow
  • Mô hình Bullish Doji Star
  • Mô hình Bullish Engulfing
  • Mô hình Bullish Hammer
  • Mô hình Bullish Harami
  • Mô hình Bullish Harami Cross
  • Mô hình Bullish Homing Pigeon
  • Mô hình Bullish Inverted Hammer
  • Mô hình Bullish Kicking
  • Mô hình Bullish Ladder Bottom
  • Mô hình Bullish Matching Low
  • Mô hình Bullish Meeting Lines
  • Mô hình Bullish Morning Doji Star
  • Mô hình Bullish Morning Star
  • Mô hình Bullish Piercing Line
  • Mô hình Bullish Stick Sandwich
  • Mô hình Bullish 3 Inside Up
  • Mô hình Bullish 3 Outside Up
  • Mô hình Bullish3 Stars in the South
  • Mô hình Bullish 3 White Soldiers
  • Mô hình Bullish Tri-star
  • Mô hình Bullish Tweezer Bottom
  • Mô hình Bullish Unique 3 River Bottom

Mô hình nến tiếp tục giảm:

Mô hình nến đảo chiều giảm:

  • Mô hình Bearish Abandoned Baby
  • Mô hình Bearish Advance Block
  • Mô hình Bearish Belt Hold
  • Mô hình Bearish Breakaway
  • Mô hình Bearish Dark Cloud Cover
  • Mô hình Bearish Deliberation
  • Mô hình Bearish Doji Star
  • Mô hình Bearish Engulfing
  • Mô hình Bearish Evening Doji Star
  • Mô hình Bearish Evening Star
  • Mô hình Bearish Hanging man
  • Mô hình Bearish Harami
  • Mô hình Bearish Harami Cross
  • Mô hình Bearish Indentical Crows
  • Mô hình Bearish 3 Inside Down
  • Mô hình Bearish Outside Down
  • Mô hình Bearish Tri-star
  • Mô hình Bearish Tweezer Top
  • Mô hình Bearish 2 Crows
  • Mô hình Bearish Upside Gap 2 Crows

LƯU Ý KHI ĐỌC MÔ HÌNH NẾN NHẬT:

Các mô hình giá để cho nhà đầu tư nhớ được các hình thái và hiểu được ý nghĩa của các mô hình nến Nhật, nhưng những mô hình này vẫn cần nhà đầu tư phải kết hợp các kiến thức về phân tích kỹ thuật để có thể đánh giá được chính xác nhất phương án giao dịch. Không bao giờ được sử dụng riêng lẻ chỉ mô hình nến Nhật mà không tham chiếu trên các hệ quy chiếu khác.

LỜI KẾT

Việc xuất hiện biểu đồ nến Nhật đã giúp cho việc phân tích – đánh giá thị trường tài chính thông qua biểu đồ được nâng lên một cấp độ mới, giúp nhà đầu tư có thể đánh giá được nhiều tiêu chí hơn so với những biểu đồ giá trước đây. Việc hiểu được cách đọc được biểu đồ nến Nhật cũng giống như bạn biết cách xem một tấm bản đồ trong lĩnh vực đầu tư tài chính vậy. Mong rằng qua bài viết này, quý anh chị nhà đầu tư có thể hiểu một cách sâu sắc về nến nhật là gì và những ứng dụng của nó trong việc đầu tư. Hẹn gặp lại anh chị ở những chuyên mục tiếp theo.

SACT Chúc anh chị thành công trên con đường đầu tư của mình!

Biên tập

Chế Linh

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM