Kẽm LME là một trong những sản phẩm nổi bật được niêm yết trên sàn giao dịch của Sở giao dịch Kim loại London (LME) và đã được liên thông với Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Đây là một sản phẩm có giá trị và tính ứng dụng cao bởi sự an toàn và phổ biến của nó nên ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm vào việc đầu tư Kẽm LME.
Nội dung chính
Kẽm LME là gì?
Khái niệm
Kẽm LME là nguyên tố kim loại lưỡng tính có ký hiệu hóa học là Zn đứng thứ 30 và là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn hóa học, chỉ số oxi hóa ở điều kiện bình thường là +2, cấu hình electron là [Ar] 3d104s2. Tính trong lớp vỏ Trái Đất thì Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 và có 5 đồng vị bền. Kẽm được khai thác dưới dạng quặng và quặng kẽm thường thấy nhất là sphalerit một loại kẽm sulfide

Nguồn gốc của Kẽm
Kẽm là một kim loại đã được con người khai thác từ rất lâu. Theo như y học Lexicon của vua Hindu Madanapala vào khoảng năm 1374, kẽm đã được công nhận là một kim loại và được gọi là Fasada. Khoảng thế kỷ IX, kẽm đã được khai thác từ Zawar ở Rajasthan và sản xuất quy mô lớn ở Ấn Độ vào thế kỷ XII. Sau đó, kẽm bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XVI.
Tới năm 1746, Andreas Sigismund Marggraf, một nhà hóa học người Đức, đã thành công trong việc tách kẽm kim loại tinh khiết. Sau đó, vào năm 1800, Luigi Galvani và Alessandro Volta đã phát hiện ra các đặc tính điện hóa học của kẽm.
Đặc điểm, tính chất
Kẽm nguyên chất thường có màu trắng xanh, lấp lánh, nghịch từ, kẽm phẩm cấp thương mại thì lại có màu xám tím. Kẽm cứng và giòn ở nhiệt độ thường nhưng trở nên dễ uốn từ 100 đến 150 °C. Trên 210 °C, kim loại kẽm sẽ giòn trở lại và có thể được tán nhỏ bằng lực. Kẽm dẫn điện khá. So với các kim loại khác, kẽm có độ nóng chảy (419,5 °C, 787,1F) và điểm sôi (907 °C) tương đối thấp.
Kẽm là kim loại có độ hoạt động trung bình và là chất có tính oxy hóa mạnh. Kẽm cháy trong không khí và dễ dàng phản ứng với các axit, kiềm và các phi kim khác.

Quá trình khai thác, xử lý kẽm
Quặng kẽm được khai thác nhiều nhất là Sphalerit, phân bố ở nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu tập trung ở các nước như Úc, Mỹ, Canada và Iran. Kẽm là kim loại được ứng dụng phổ biến thứ 4 sau Sắt, Nhôm và Đồng. Sản lượng Kẽm được tiêu thụ hàng năm vào khoảng 13 triệu tấn.
Chủ yếu 95% Kẽm được khai thác từ các mỏ quặng Sunfua vì thế Kẽm sunfua luôn có lẫn Đồng, chì và sắt sunfua.
Quy trình sản xuất kẽm được trải qua 4 bước:
- Nồng độ quặng: Quặng sau khi được khai thác sẽ được nghiền thành bột mịn và được bỏ vào bể trộn cùng với nước, dầu thông và hóa chất sau đó hạt kẽm sẽ được tách ra và nung nóng để tạo ra được bán thành phẩm là Kẽm oxit
- Kẽm oxit tiếp tục được nấu chảy để tạo ra Kẽm và Cacbon dioxie. Kẽm sau đó được hòa tan vào trạng thái nóng chảy và đưa đến buồng riêng biệt để làm mát.
- Sau khi kẽm được làm lạnh đến 824 độ F thì các tạp chất như sắt và một vài tạp chất khác sẽ chìm xuống đáy và kẽm nguyên chất được giữ lại ở lớp trên cùng.
Sau đó căn cứ theo từng ứng dụng mà kẽm sẽ được kết hợp cùng các chất/nguyên tố khác để tạo ra các hợp im phù hợp.
SACT gợi ý: Có nên đầu tư Chì LME trong thị trường hàng hóa phái sinh?
Ứng dụng của kẽm trong đời sống
Ứng dụng về mặt hóa học
Ứng dụng chính của kẽm trong sản xuất là sử dụng làm chất chống ăn mòn, Kẽm được ứng dụng dưới hình thức mạ phủ lên về mặt kim loại. Bên cạnh đó Kẽm còn được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất đồng thau.
Kẽm còn được sử dụng để đúc cực chống ăn mòn trong các loại tàu biển để ngăn ngừa sự bào mòn bởi oxi hóa
Hợp chất kẽm được dùng làm chất khử mùi khá hiệu quả như Kẽm Clorua, hay dùng để sản xuất sơn huỳnh quang như Kẽm sunfua. Ngoài ra Kẽm Pyrithion còn được dùng để sản xuất các loại dầu gội trị gàu hay Kẽm Methyl, Kẽm Diethyl được dùng để điều chế các chất trong phòng phí nghiệm.
Ứng dụng về mặt sinh học
Kẽm là một chất khoáng vi lượng rất quan trọng và vô cùng cần thiết cho sinh vật và sức khỏe con người. Kẽm cùng với vitamin B6 giúp dẫn truyền thần kinh trong não bộ giúp não bộ có thể hoạt động tối ưu.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, Kẽm là thành phần thiết yeeys của nhiều loại protein, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển cũng như phân chia tế bào của các tế bào máu tái cấu trúc tin và tạo tế bào mỡ, phát triện hệ xương,… Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.
Ứng dụng thực tế
Bằng hình thức mạ kim loại, kẽm được ứng dụng để mạ các sản phẩm như thùng xe, trụ đèn đường, rào chắn an toàn hay cầu treo.
Bằng sự kết hợp với các kim loại khác, kẽm được ứng dụng để tạo ra các hợp kim mạnh như đồng thau, niken, bạc và nhôm. Các hợp kim này được sử dụng để làm nhạc cụ hay các mặt hàng điện và đường ống sử dụng trong chất hàn.
Đúc khuôn các bộ phận kim loại trong ngành công nghiệp oto, điện và phần cứng,…
Đầu tư Kẽm LME trong thị trường hàng hóa
Trong giao dịch hàng hóa Kẽm có mã hợp đồng là LZHZ/ZDS. Đáo hạn sau 90 ngày kể từ ngày niêm yết hợp đồng.
Các yếu tố tác động vào giá Kẽm LME
- Cung cầu: Giá kẽm LME phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường toàn cầu. Nếu cung cầu không cân bằng, giá sẽ thay đổi để phản ánh sự thay đổi đó. Trung Quốc là một đất nước lớn sản xuất cũng như tiêu thụ kẽm vì thế giá kẽm cũng phụ thuốc khá nhiều vào nhu cầu cũng như chính sách tiền tệ của đất nước tỷ dân này.
- Điều kiện kinh tế: Kinh tế ảnh hưởng đến việc sử dụng kẽm, do đó nó có thể ảnh hưởng đến giá của kim loại này. Ví dụ, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhu cầu sử dụng kẽm giảm, dẫn đến giảm giá.
- Tình hình kinh doanh của các công ty khai thác kẽm: Nếu sản lượng khai thác kẽm giảm hoặc có các sự cố về sản xuất, giá kẽm có thể tăng lên.
- Tình hình thương mại: Nếu có các cuộc chiến thương mại hoặc các biện pháp bảo vệ thương mại, giá kẽm có thể bị ảnh hưởng.
- Tình hình chính trị: Tình hình chính trị toàn cầu có thể ảnh hưởng đến giá kẽm. Ví dụ, khi có các lo ngại về chiến tranh hoặc sự ổn định chính trị, giá kẽm có thể tăng.
- Thay đổi về tiền tệ: Giá kẽm LME phụ thuộc vào đồng USD. Nếu giá trị của USD giảm, giá kẽm có thể tăng và ngược lại.
- Lượng tồn kho: Sự thay đổi trong tồn kho của Kẽm trên các sàn giao dịch kim loại như Sàn giao dịch kim loại London (LME). Vì khi lượng tồn kho giảm thì giá Kẽm sẽ tăng và ngược lại.

Thông tin về hợp đồng giao dịch kẽm
Để biết thêm thông tin về Kẽm LME, mời bạn tham khảo thêm TẠI ĐÂY
Lý do nên đầu tư Kẽm LME trong thị trường hàng hóa phái sinh
Thị trường hàng hóa phái sinh đang trên đà phát triện mạnh mẽ và ngày càng được giới đầu tư quan tâm nhiều hơn bởi sự an toàn, ổn định và giảm thiểu được tối đa rủi ro khi có những biến động thị trường về giá cả và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm hàng hóa. Vì thế, nếu bạn quan tâm và muốn đầu tư thị trường Kẽm LME thì có thể hoàn toàn yên tâm bởi tỉ lệ đòn bẩy phù hợp với khoản ký quỹ ban đầu nhỏ hơn giá trị hợp đồng hay nói cách khác số vốn ban đầu bỏ ra không nhiều nhưng thu lại lợi nhuận cao. Hơn nữa, với sự đồng hành của SACT nhà đầu tư có thể đầu tư đa dạnh danh mục hàng hóa và hạn chế rủi ro trong giao dịch.
SACT kính chúc nhà đầu tư thành công!